Phật giáo Nhật Bản giai đoạn du nhập (552-592)

PHẬT GIÁO NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN DU

PHẬT GIÁO NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN DU NHẬP (552-592)

Thích Nữ Đức Tâm

 

Điều kiện lịch sử và niên đại du nhập

Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản khá muộn so với các quốc gia lân cận như Trung Hoa, Triều Tiên (Đại Hàn). Sự hình thành Phật giáo Nhật Bản không thấy có sự xuất hiện của các nhà truyền giáo đến từ Ấn Độ. Mối quan hệ về giao lưu văn hóa đối với Trung Hoa hay yếu tố chính trị giữa Nhật Bản với Tam quốc Triều Tiên lúc ấy chính là điều kiện khiến cho Phật giáo vô tình hay có chủ ý được truyền vào xứ sở Mặt Trời Mọc.

Theo ghi chép lịch sử, Phật giáo chính thức được công nhận có mặt tại Nhật Bản vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ VI (sau Tây lịch). Vào thời đại của Thiên Hoàng Khâm Minh  ( , Kinmei-tennō, tại vị 539-571) trị vì, vua Thánh Minh ( , Seimei Ō) nước Bách Tế (Paekche) đã dâng tặng lên triều đình Nhật Bản một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng, cờ, phướn và một số kinh điển Phật giáo. Mặc dù sử sách Nhật Bản đều viết lại sự kiện này, nhưng niên đại Phật giáo du nhập trong các cổ thư đưa ra hai mốc thời gian khác nhau. Theo Nhật Bản t k (Nihon Shoki), Phật giáo được truyền vào Nhật Bản vào năm 552, tháng 10 năm thứ 13 đời Thiên Hoàng Khâm Minh; nhưng theo ghi chú trong tập truyện vẽ của chùa Nguyên Hưng ( Gankō-ji) được gọi là Nguyên Hưng t duyên khởiThượng cung Thánh Đức Pháp vương đế thuyết ( , Jōgū Shōtoku Hōō Teisetsu) thì niên đại du nhập là năm Mậu Ngọ (538).

Hai mốc thời gian này cách nhau 14 năm. Hiện nay, các sử gia nghiên cứu nhận định và phân tích có hai nguyên nhân tạo nên sự sai khác trên. Thứ nhất, niên đại trị vì của bốn vị Thiên hoàng[1] tính từ Kế Thể (  , Keitai-tennō) đến An Nhàn ( 安閑   , Ankan Tennō), Tuyên Hóa (  , Senka-tennō) và Khâm Minh ( , Kinmei-tennō) rất mù mờ, không chính xác và có sự lẫn lộn nhau. Điều này cũng khiến cho niên đại du nhập của Phật giáo có nhiều thuyết khác nhau. Thứ hai, dựa vào Tam quốc s ký Bách tế vương lịch của Tam Quốc Di Sự, cho thấy sự sai lệch về can chi tức vị Thánh vương của nước Bách Tế thời ấy (Một là Di s: năm 513; hai là Sử ký: năm 523; ba là Thư k: năm 524; bốn là Vương lịch trị thế s phần thượng của bộ Di s: 527). So sánh giữa một và bốn, chúng ta thấy có sự chênh lệch là 14 năm. Điều này trùng khớp và cũng có thể xem là nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về hai mốc thời gian Phật giáo chính thức du nhập vào Nhật Bản nói trên.  

Ngoài ra, b Phù Tang lược ký ( , Fusōryakki) cũng có nhắc đến dấu tích có mặt của Phật giáo tại Nhật Bản. Trong đó viết: Vào đời Thiên hoàng Kế Thể năm thứ 16 (Nhâm Dần), vào khoảng tháng 2, có một người Trung Hoa ở Đại Đường tên là Tư Mã Đạt Chỉ ( ) đến Nhật Bản. Ông dựng một thảo am để tôn trí tượng Phật, ngày đêm cúng dường lễ bái. Dân chúng thời ấy thường gọi Phật tượng này là vị thần minh của nước đại Đường[2]. Có thể, đây cũng là một dữ kiện để ghi nhận Phật giáo đã du nhập vào Nhật Bản, nhưng nó chỉ mang hình thức tín ngưỡng tôn giáo cá thể, chưa hề có sự ảnh hưởng tác động nào đến quốc dân hay triều đình Nhật Bản. Do vậy, trong việc nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Murakami Shigeyoshi đã nhận định như sau: “Ở Nhật Bản, từ thế kỷ thứ V, trong số những người đến từ lục địa có lẽ có nhiều người theo đạo Phật, và trong các ngôi mộ cổ người ta đã tìm thấy nhiều gương Tứ Phật, Tứ thú có hình Phật và Bồ-tát”[3]. Điều này cho thấy Phật giáo trước khi được chính thức công nhận truyền đến Nhật Bản (công truyền) thì tôn giáo này đã có mặt trong xã hội, thông qua tín ngưỡng của những những người di dân lánh nạn đến từ Trung Hoa và Triều Tiên (khoảng từ thế kỷ thứ IV V TL). Họ đem theo nếp sống văn hóa, văn tự, kỹ nghệ v.v... và cả tín ngưỡng tôn giáo như Nho giáo, Âm Dương Đạo, trong đó bao gồm Phật giáo, vào Nhật Bản.

Tình hình Phật giáo giai đoạn du nhập

Trước khi du nhập vào Nhật Bản, Phật giáo đã có tầm ảnh hưởng và giá trị rất lớn đối với nước Bách Tế (Paekche), thậm chí có thể ví như là Quốc bảo. Do vậy, Vua Thánh Minh ( , Seimei Ō) mới dùng những biểu tượng của Phật giáo làm cống phẩm dâng tặng triều đình Yamato để nhờ sự viện trợ quân sự chống lại các thế lực thù địch. Giá trị của Phật giáo được thể hiện qua bức thư mà sứ đoàn Cơ Thị Đạt trình lên Thiên hoàng Khâm Minh ( , Kinmei-tennō), trong đó có đoạn khuyên Thiên hoàng Nhật Bản nên tiếp nhận tôn giáo này: “Pháp môn này là thù thắng nhất trong các pháp, khó giải, khó hiểu, Chu Công, Khổng Tử còn chưa thể biết được. Pháp này có thể sinh ra phúc đức, quả báo vô lượng vô biên, vô thượng Bồề. Thí dụ như người ta mang ngọc tùy ý, muốn dung gì đều có thể như ý muốn. Pháp này cũng diệu bảo như thế, cầu nguyện theo ý muốn không thiếu gì. Hơn nữa, từ Thiên Trúc xa xôi đến ở Đại Hàn không ai không tôn kính, theo giáo mà phụng trì. Do vậy, Bách Tế Vương Thần Minh kính cẩn sai bồi thần Nộ Lị Tư Trí, vâng truyền đến nước của Thiên Hoàng để lưu thông trong cõi, đúng như điều Phật đã dạy: Pháp ta lưu hành đến phương Đông”. Đây được xem là một lợi thế rất lớn cho Phật giáo bước đầu tiên, điều có tác động tích cực đến cái nhìn của những nhà cầm quyền về một tôn giáo hoàn toàn mới mẽ đối với Nhật Bản lúc bấy giờ. Thiên Hoàng Khâm Minh đã rất hoan hỷ mà nói rằng: “Từ ngày xưa cho đến nay, nước ta chưa từng được nghe giáo pháp vi diệu như thế này, lại từ xưa đến nay chưa từng được nhìn thấy tướng mạo đoan nghiêm của Phật được thờ phụng ở xứ Tây Trúc”. Tuy nhiên, việc tiếp nhận Phật giáo lại là một vấn đề không hề dễ dàng, quyền quyết định không thuộc về Thiên hoàng. Một cuộc tranh luận giữa những người có thế lực trong triều đình đã diễn ra, tạo ra hai luồng ý kiến trái chiều về việc cho hay không cho Phật giáo truyền vào Nhật Bản. 

Bên cạnh Thiên hoàng, Nhật Bản bấy giờ tồn tại ba dòng tộc lớn có tư tưởng đối đầu và muốn tiêu diệt nhau để nắm quyền thống trị trong triều đình. Đó là: dòng tộc Tô Ngã (Soga), đứng đầu là Tô Ngã Đạo Mục ( , Soga-no-Iname), giữ vai trò ngoại giao nên rất am hiểu tình hình của nước ngoài và ủng hộ việc tiếp thu nền văn hóa mới; dòng tộc Vật Bộ (Mononobe), đứng đầu là Vật Bộ Vĩ Dư ( 輿, Mononobe-no-Okoshi), nắm giữ quản lý quân sự, xử lý hình phạt; và dòng tộc Trung Thần (Nakatomi), đứng đầu là Trung Thần Liêm Tử ( , Nakatomi-no-Kamako) chịu trách nhiệm trông coi việc thực hiện các nghi lễ thờ thần và các lễ hội của triều đình. Tộc Tô Ngã với tư tưởng tiến bộ đã chủ trương nên tiếp nhận tôn giáo mới và phải kính lễ Phật như các nước đã làm. Phái Vật Bộ và Trung Thần lại có tư tưởng bảo thủ, chỉ muốn giữ gìn truyền thống của dân tộc, nên đã phản đối, cho rằng việc thờ thần nước ngoài sẽ gây nên sự giận giữ của các thần trong nước đã được thờ từ những ngày đầu lập quốc. Cuộc tranh luận diễn ra gay gắt. Cả hai bên đều cố gắng bảo vệ quan điểm của mình. Do đó, Thiên hoàng Khâm Minh đã ban tượng Phật cho Tô Ngã Đạo Mục đem về thờ tự. Và vị này đã biến tư dinh của mình thành điện thờ Phật. Đây là dấu mốc đầu tiên đánh dấu việc Phật giáo được đón nhận ở Nhật Bản dưới sự bảo hộ của một thị tộc có thế lực trong triều đình. Nhưng sau đó không lâu, nạn dịch bệnh hoành hành khắp nơi, tạo cơ hội cho dòng họ Vật Bộ và Trung Thần tâu lên nguyên nhân là do thờ Phật nên bị trừng phạt. Thiên hoàng nghe theo nên đã truyền lệnh ném tượng Phật xuống sông Horie ở Naniwa và đốt điện thờ Phật mà nó đã dẫn đến hỏa hoạn trong hoàng cung.

Ngoài diễn biến trên, tình hình Phật giáo dưới thời Thiên hoàng Khâm Minh chỉ được ghi lại qua một sự kiện duy nhất trong bộ Thư k là vào năm 555, có phái đoàn gồm 9 vị Tăng đến Nhật Bản. Hoạt động của các vị này sau đó như thế nào thì không được biết rõ. Có thể thấy, Phật giáo bước đầu du nhập vào Nhật Bản không có dấu ấn nào đặc biệt, thậm chí rất mờ nhạt, chưa thể tìm được chỗ đứng vì phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Phật giáo bấy giờ bị cho là nguyên nhân, là đối tượng của cuộc đấu tranh chính trị giữa các phe phái chống đối nhau trong nội triều.

Sau Thiên hoàng Khâm Minh băng hà, các vị Thiên hoàng lần lượt kế nhiệm là Mẫn Đạt ( , Bidatsu, tại vị 572-585), Dụng Minh ( , Yōmei, tại vị 585-587), Sùng Tuấn ( , Sushun, tại vị 587-592), Suy Cổ ( , Suiko, tại vị 592-628). Vào thời của các vị Thiên hoàng này Phật giáo Nhật Bản có phần khởi sắc và bắt đầu bám rễ. Đó đều là nhờ vào công lao của Tô Ngã Mã Tử ( , Soga-no-Umako), con trai của Tô Ngã Đạo Mục (Soga-no-Iname). Sau khi kế nhiệm việc lãnh đạo thị tộc Soga, ông tiếp tục đi theo đường lối của cha mình là nâng đỡ Phật giáo, song song với việc thực hiện tham vọng thống trị toàn bộ nước Nhật. Tô Ngã Mã Tử (Soga-no-Umako) đã rất nỗ lực trong việc tìm hướng đi và chỗ đứng cho Phật giáo Nhật Bản thời kỳ đầu. Sansom đã nhận định về điều này trong quá trình nghiên cứu lược sử văn hóa Nhật Bản của ông như sau: “Umako đã cả quyết rằng tôn giáo mới là một đặc điểm cần thiết trong một đất nước hiện đại vốn đã du nhập những cái hay khác của nền văn minh như văn học và thuật phong thủy. Để du nhập tôn giáo đó cho đúng đắn, ông ta đòi hỏi phải có người truyền giáo và người tu hành, ảnh tượng, xá-lợi, và một ngôi chùa để chứa các thứ đó. Ông bắt đầu đi tìm kiếm những thứ đó”[4]. Năm 584, Tô Ngã Mã Tử thỉnh hai tượng Phật mới bằng đá là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc từ hai người Nhật gốc Triều Tiên, rồi cho người đi khắp nơi tìm kiếm các vị tu sĩ biết lễ bái và gặp được Huệ Tiện[5]. Mã Tử tôn vị này làm thầy và bảo ông xuất gia cho ba vị Ni trẻ. Trong đó, một người là con gái của Tư Mã Đạt Đẳng được đặt pháp danh là Thiện Tín (mới 11 tuổi), hai vị còn lại là Thiên Tạng và Huệ Thiện. Ba vị Ni này được dạy cách ăn chay và thờ cúng. Đây là những vị Tăng Ni xuất gia đầu tiên ở Nhật Bản, nhưng họ không phải người Nhật Bản; họ là những người gốc nước ngoài: Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Năm 585, Tô Ngã Mã Tử lập một ngôi chùa cạnh tư dinh của ông để thờ Phật, xây tháp để an trí xá-lợi và tổ chức pháp hội. Chính ông cũng thường xuyên sang lễ bái. Cũng trong năm này, Thiên hoàng Dụng Minh là vị Thiên hoàng đầu tiên ở Nhật Bản đã lễ Phật. Sakaiya Taichi nhận xét rằng: “Tuy nhiên, hình như đó chỉ là một lễ không chính thức của cá nhân nhà vua mà thôi. Ở thời đó, đây là giới hạn tối đa mà nhà vua có thể làm được”. Nhật Bản thư kỷ đã viết: “Từ đó, đạo Phật bắt đầu hưng thịnh lên”. Quả thật, đây là những dấu hiệu cho thấy Phật giáo đang từng bước phát triển và bám rễ nơi xứ Phù Tang. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn chưa thể thoát ra khỏi mục tiêu chính trị của các phe phái đối lập và tiếp tục gặp phải khó khăn. Vì không lâu sau đó, một đợt dịch bệnh khác xảy ra, và những người đối đầu dòng tộc Tô Ngã lợi dụng tai họa này đã tâu lên Thiên hoàng là do thờ Phật mà ra. Thiên hoàng ra lệnh cấm tin theo Phật giáo và cho phép hai dòng tộc Vật Bộ và Trung Thần phá tháp, đốt chùa, quăng tượng Phật xuống sông, đem các Ni cô ra chợ đánh đập lột quần áo v.v… Một lần nữa, Tô Ngã Mã Tử xin Thiên hoàng cho phép ông được thờ Phật, nếu không dịch bệnh không thể hết. Mã Tử lại xây chùa và đưa các vị Ni về đó tiếp tục tu.

Sau khi Thiên hoàng Dụng Minh ( , Yōmei Tennō) lên ngôi, Phật giáo lại tiếp tục được phát triển dưới sự bảo hộ của ông và dòng tộc Tô Ngã. Vào năm 587, Thiên hoàng Dụng Minh lâm bệnh và muốn quy y theo Phật giáo, muốn nương nhờ oai lực của Tam bảo để tiêu trừ bệnh tật. Điều này một lần nữa tạo nên sự chống đối mãnh liệt của phe chống Phật, điều mà họ cho là “quay lưng với các vị thần của nước mình”, và tất nhiên Tô Ngã lại tiếp tục đứng về phía Phật giáo. Cuộc đấu tranh nội bộ càng trở nên gay gắt, dòng tộc Tô Ngã quyết định tiêu diệt Vật Bộ ngay sau khi Thiên hoàng Dụng Minh băng hà với lời nguyện chiến thắng sẽ xây chùa, truyền bá đạo Phật. Tô Ngã Mã Tử giữ đúng lời hứa, lên kế hoạch xây dựng chùa Pháp Hưng ( , Hōkō-ji). Ông mở rộng giao lưu với Bách Tế để đưa nhiều vị Tăng như Linh Chiếu, Linh Oai, Huệ Chúng, Huệ Túc, Đạo Nghiêm v.v… cùng với thợ mộc, thợ vẽ, người đúc đồng, nặn tượng sang Nhật Bản. Ông cũng thỉnh thêm nhiều xá-lợi, xây dựng chùa chiền. Ông lại cho các vị Ni sang Triều Tiên học hỏi Phật pháp để trở về truyền bá tôn giáo mới này với người Nhật. Quả thật, những việc làm của Tô Ngã Mã Tử đã giúp Phật giáo có được chỗ đứng nhất định tại xứ sở Mặt Trời Mọc, nhưng chính ông cũng đã mượn Phật giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình, biến Phật giáo thành vũ khí chống lại các đối thủ cạnh tranh quyền lực với gia tộc Tô Ngã.

Trong giai đoạn này, Phật giáo bị tác động rất lớn bởi yếu tố chính trị. Sự thịnh suy của Phật giáo phụ thuộc vào sự thịnh suy của chính trị Nhật Bản. Phật giáo không có cơ hội để thể hiện đúng bản chất của một tôn giáo từ bi và trí tuệ. Ngay từ đầu, mục đích của sự truyền giáo đến Nhật Bản cũng đã đi ra ngoài ý nghĩa của việc truyền đạo giải thoát. Những biểu tượng của đạo Phật đã trở thành những món quà để vua nước Bách Tế cầu cứu viện binh từ triều đình Nhật Bản. Sự du nhập Phật giáo vào Nhật Bản được David và Michiko Young đánh giá rằng: “Tôn giáo mới mẻ và tinh tế này đã được triều đình Yamato đón nhận như một cách để giúp gia tăng sự tập trung quyền hành”[6]. Kết quả, Phật giáo bị cuốn vào vòng xoáy đấu tranh chính trị diễn ra suốt nửa thế kỷ với nhiều sự kiện là: cuộc tranh luận ủng hộ hay phản đối việc tiếp nhận Phật giáo, cuộc tranh cãi trong việc liên minh giúp đỡ hay chống lại Bách Tế, cuộc tranh quyền kế vị trong nội bộ hoàng tộc, cả cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hai dòng tộc Tô Ngã và Vật Bộ.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những khó khăn, sự nỗ lực của dòng tộc Tô Ngã đã giúp cho Phật giáo bám rễ và có nhiều dấu hiệu phát triển nơi vùng đất Thần đạo trong giai đoạn du nhập. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn chỉ được xem là một tôn giáo mới mẽ và còn rất xa lạ với người dân Nhật Bản. Nó bị giới hạn nơi phạm vi triều đình, dòng tộc và chưa được phổ cập. Người theo Phật giáo ngoài dòng tộc Tô Ngã và những người thân cận dòng tộc này thì số còn lại hầu như là dân di cư đến từ Trung Hoa hoặc Triều Tiên. Việc học và thực hành những lời dạy của Đức Phật được nhắc đến rất ít, thay vào đó họ chỉ cầu nguyện vì lợi ích cá nhân, hoàng tộc hay tiêu trừ bệnh tật. Hình tượng Đức Phật đến Nhật Bản không được hiểu là một Bậc Giác ngộ. Đức Phật chỉ được khái niệm như một vị thần ngoại quốc. Tinh thần của Phật giáo không được hiểu đúng theo mục đích giải thoát. Và tư tưởng đấu tranh giữa thần ngoại quốc và thần bản địa đã khiến Phật giáo hai lần bị cấm thờ tự và truyền bá ở Nhật Bản.


 

[1] Vị Thiên Hoàng từ thứ 26 đến thứ 29 theo danh sách Nhật Hoàng truyền thống.

[2] Thích Thiên Ân (1965), Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, NXB.Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr.240.

[3] Murakami Shigeyoshi (2005), Tôn giáo Nhật Bản, Trần Văn Trình (dịch), NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr.38.

[4] Sđd, tr.76.

[5] Là vị sư người Triều Tiên (Cao Ly) đã hoàn tục di cư sang Nhật đế sinh sống. Tô Ngã Mã Tử đã ra lệnh bắt ông phải đi tu trở lại.  

[6] David &Michiko Young (2007), Nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản, Lưu Văn Hy (dịch), Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, tr.48.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác