Ba đặc tính của hiện hữu và sự liên hệ đến Khổ diệt

ba dac tinh

Ba đặc tính của hiện hữu và sự liên hệ đến Khổ diệt

Thích Thiền Minh

 

Ba đặc tính của hiện hữu (Tam pháp ấn) là một trong những giáo lý căn bản và quan trọng của Phật giáo, được trình bày cả trong kinh điển thuộc văn hệ Pāli và A-hàm Hán tạng. Ba pháp này được Đức Phật dùng để chỉ ra bản chất của mọi sự vật hiện tượng, từ sắc pháp cho đến tâm pháp. Các pháp này thay đổi không ngừng và không tồn tại độc lập, riêng biệt.

Trong tiếng Pāli, ba đặc tính của hiện hữu được gọi Tilakkhaa (Sanskrit: Trilakaa). Lakkhaa nghĩa là dấu hiệu (sign, mark) mà khi nhìn vào chúng ta có thể nhận biết đó là thứ/vật/cái/điều gì. Lakkhaa còn có nghĩa đặc tính (characteristic), tức đặc tính của mọi sự tồn tại, hiện hữu. Ba đặc tính của hiện hữu bao gồm: Khổ (Dukkhā, suffering), Vô thường (Aniccā, impermanence), và Vô ngã (Anattā, no-self).

Khổ là đặc tính đầu trong ba đặc tính. Khổ là trạng thái khó chịu, khổ đau, thuộc về cả thân và tâm. Trong kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana Sutta), Đức Phật dạy về Khổ như sau:Ðây là Thánh đế về khổ, này các Tỳ-kheo. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.”[1] Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Đức Phật dạy khổ nhưng Ngài nói thật ra không có một tác nhân độc lập chịu khổ, tức là chủ thể thọ nhận khổ không ai khác ngoài năm uẩn.

Khổ có ba loại: Khổ khổ (Dukkha-dukkha), Hoại khổ (Vipariāma-dukkha), và Hành khổ (Sakhāra-dukkha).[2] Khổ khổ là một loại khổ đau thông thường của chúng hữu tình, liên quan đến cả khổ đau vật lý lẫn tâm lý. Ví dụ, một người khi được sinh ra đã là khổ đau rồi, nhưng người đó còn phải chịu đựng những khổ đau khác như bệnh tật, hay những thứ bất như ý trong cuộc sống. Hoại khổ là khổ đau do sự thay đổi, tan rã, biến hoại gây ra. Khổ đau này có mặt do vì chúng ta không chấp nhận sự thay đổi hay biến hoại của tất cả sự vật hiện tượng. Hành khổ có nghĩa là cái khổ có mặt khắp nơi, bao trùm tam giới, sáu cõi. Nói cách khác, tất cả thế giới hiện tượng do Hành tạo ra, và theo đó tạo nên sự có mặt của chúng hữu tình trong vòng luân hồi sinh tử.

Đặc tính thứ hai của hiện hữu là Vô thường (Aniccā). Tất cả vạn vật đều chuyển động và thay đổi không ngừng; từ hình sắc vật lý cho đến các trạng thái tâm lý đều theo quy luật đó. Nói cách khác, sắc vô thường, thọ vô thường, tưởng vô thường, hành vô thường, và thức cũng vô thường. Đức Phật dạy rằng: “Sắc là vô thường, này Tỳ-kheo, ở đây ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ là vô thường... Tưởng là vô thường... Các hành là vô thường... Thức là vô thường, ở đây ông cần phải đoạn trừ lòng dục.”[3]

Đặc tính thứ ba là Vô ngã (Anattā). Vô ngã là không có một cái ngã hay cái tôi riêng biệt, không có một tác nhân độc lập nằm bên ngoài năm uẩn và chi phối cuộc sống của chúng ta. Sự có mặt của một hữu tình chính là sự có mặt của ngũ uẩn. Cho nên Đức Phật dạy: “Sắc là vô ngã, bạch Thế Tôn, ở đây con phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô ngã, ở đây con phải đoạn trừ lòng dục”[4]. Ngũ uẩn là vô ngã, do đó cần từ bỏ sự chấp thủ ngũ uẩn như là ngã, từ bỏ những ham muốn thuộc về ngũ uẩn.

Để hiểu rõ hơn về ba đặc tính này, chúng ta sẽ khảo sát một số đoạn kinh có liên quan. Ba đặc tính của hiện hữu được nói đến trong kinh Pháp cú rằng: Tất cả các hành đều vô thường và trống rỗng. Không có cái “ngã” nào được tìm thấy nơi các pháp trong thế giới hiện tượng. Sự nhận biết về duyên khởi dẫn đến sự thấu hiểu về con đường thanh tịnh.

‘‘Sabbe sakhārā aniccā’’ti, yadā paññāya passati;

Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.

“Sabbe sakhārā dukkhā’’ti, yadā paññāya passati;

Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.

Sabbe dhammā anattā’’ti, yadā paññāya passati;

Atha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.[5]

Tất cả hành vô thường

Với tuệ quán thấy vậy

đau khổ được nhàm chán;

chính con đường thanh tịnh”.

‘Tất cả hành khổ đau.

Với tuệ quán thấy vậy.

Đau khổ được nhàm chán;

Chính con đường thanh tịnh”.

‘Tất cả pháp vô ngã

Với tuệ quán thấy vậy,

Đau khổ được nhàm chán.

Chính con đường thanh tịnh”[6].

Sakhārā là hành, chi phần thứ hai trong chuỗi mười hai duyên khởi. Hành là phần vị của nghiệp thuộc đời sống trước đó.[7] Đó là chuỗi tương tục gồm các nghiệp thiện, nghiêp ác. Hành là những ấn tượng tinh thần, được tích luỹ trong đời sống quá khứ, cũng như đời sống hiện tại, từ đó thôi thúc những suy nghĩ, lời nói và việc làm. Hay nói cách khác, hành chính là nghiệp lực của mỗi người. Đức Phật dạy, “Tất cả hành vô thường” (Sabbe sakhārā aniccā) [8]. Mọi sự hiện hữu đều bị chi phối bởi đặc tính này, luôn thay đổi chuyển biến không ngừng. “Tất cả hành khổ đau” (Sabbe sakhārā dukkhā’)[9]. Các hành gây nên khổ đau vì chúng vô thường, trong khi con người có thói quen chấp thường. Cuối cùng, “Tất cả pháp vô ngã” (Sabbe dhammā anattā)[10]. Tất cả pháp có mặt nhờ hội đủ các điều kiện; do đó các pháp không có tự ngã hay một thực thể độc lập.

Kinh Channa thuộc Tương ưng bộ (Sayutta Nikāya) cũng nói rằng tất cả các hành vô thường và tất cả các pháp vô ngã (sabbe sakhārā aniccā, sabbe dhammā anattā).[11]

Trong kinh điển thuộc văn hệ Hán tạng, chúng ta thấy có đến bốn hành tướng hay đặc tính của khổ, chứ không chỉ có ba như trong kinh tạng Nikāya. Cụ thể, trong Du-già-sư-địa luận (Yogācārabhūmi-śāstra, 瑜伽師地論) của Di Lặc Bồ-tát (Bodhisattva Maitreya, 彌勒菩薩), chúng ta thấy có đề cập đến bốn hành tướng của khổ, đó là vô thường, khổ, không,vô n (謂無常行苦行空行無我行)[12]. Trong Tạp A-hàm (Sayuktāgama, 雜阿含), có một đặc tính khác được đề cập, đó là Niết-bàn (一切行無常,一切法無我,涅槃寂滅)[13]. Ở đây Niết-bàn được xem là một đặc tính của hiện hữu, được thay thế cho khổ đau…

Khổ diệt Thánh đế là phần thứ ba trong Tứ Thánh đế. Trong kinh Chuyển pháp luân, Khổ diệt Thánh đế chính là sự thật về sự đoạn diệt khổ đau, sự lánh xa, rời bỏ, từ khước, thoát ly và giải thoát khỏi tâm ái dục (Ida kho pana bhikkhave, dukkhanirodho ariyasacca: yo tassāyeva tahāya asesavirāganirodho cāgo painissaggo mutti anālayo).[14]

Pháp có bốn phạm trù: Pháp hữu vi (Saskta Dharma, Conditioned Things), Pháp vô vi (Asaskta Dharma, Unconditioned Things), Pháp hữu lậu (Āsrāva, Impure Dharma), và Pháp vô lậu (Anāsrāva, Pure Dharma). Pháp hữu vi là pháp do các nhân duyên tạo thành, không có pháp nào có mặt do một nhân duyên.[15] Pháp vô vi là pháp không do nhân duyên tạo thành. Pháp vô lậu là pháp không còn bị nhiễm ô bởi phiền não, hay không còn liên quan, liên hệ đến phiền não; Pháp hữu lậu là pháp còn bị phiền não chi phối, thúc đẩy, hay liên quan, liên hệ đến phiền não.[16]

Khổ diệt Thánh đế là Pháp vô lậu - vô vi, trong khi đó Tam pháp ấn (ba đặc tính sự hiện hữu) là Pháp hữu vi. Do đó, Khổ điệt Thánh đế không có mối liên hệ đến ba đặc tính này, vì Pháp hữu vi không thể làm nhân duyên để Pháp vô vi sinh khởi. Niết-bàn là tịch tĩnh vắng lặng. Thánh đế thứ tư là Khổ diệt Đạo Thánh đế (Dukkhanirodhagāminī Paipadā Ariyasacca), hay Bát Thánh đạo (Ariyo Aṭṭhagiko Maggo), là Pháp vô lậu nhưng Hữu vi, vì nó hướng dẫn chúng hữu tình đến bến bờ giải thoát; ngoài ra, nó cũng là pháp do nhân duyên mà thành lập. Do vậy, nếu nói Diệt đế là bờ bên kia, là giải thoát Niết-bàn thì Bát Thánh Đạo[17] là chiếc bè ngang qua dòng sông có đặc tính là Khổ - Vô Thường - Vô ngã đó.

Tài liệu Tham khảo:

1.      Buddhaghosa, Visuddhimagga, Rhys Davids (ed), the Visuddhi-Magga Of Buddhaghosa, London: PTS, 1975.

2.      Dhammapada, Chapter 20: Maggavaggo, Verses: 277-279.

Website:  https://www.tipitaka.org/romn/

3.      Kinh Pháp cú: Lời Phật dạy, Thiện tri thức (biên tập), Hà Nội: Nhà Xuất bản Hồng Đức, 2014. Theo cách dịch thi kệ của Hoà Thượng Thích Minh Châu từ nguyên bản Pāli.

4.      SN 22.90 PTS: S iii 132.

Website: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/SN_III_utf8.html#pts.132

5.      SN 56.11, PTS: S v 421.

    Website:  https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/SN_V_utf8.html#pts.420

6.      Thich Nhat Hanh, “the Three Dharma Seals,” trong the Heart of the Buddha’s Teaching, New York: Broadway Books, 1998.

7.      Tương Ưng Bộ - Sayutta Nikāya, Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch Việt).

Website: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm

8.      Vasubandhu, Abhidharmakośabhāsyam, transl., Louis de La Vallee Poussin; transl., Leo M. Pruden, Berkeley, Calif.: Asian Humanities Press, 1988- 1990, Vol. 1.

9.      Walpola Rahula, What the Buddha Taught (Revised edition), London and Bedford: Gordon Fraser, 1978.

10.  阿毘達磨俱舍論, 9, No. T29n1558_009, tr. [0048a25].  “宿諸業名行

11.  瑜伽師地論, 34, No. T30n1579_034, tr. [0470c16]. “由四種行了苦諦相。謂無常行苦行空行無我行.”

12.  雜阿含經, 10, No. T02n0099_010, tr. [0066b12].

 


 

[1] Tương ưng Bộ (Sayutta Nikāya), Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, tập V-56.

Website: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm (Revised: 15-05-2004)

[2] Vism (PTS), p.499; Walpola Rahula, What the Buddha Taught (Revised edition), London and Bedforb: Gordon Fraser, 1978, tr.19.

[3] Tương ưng bộ - Sayutta Nikāya, Tập III- 22.

[4] Sđd.

[5] Dhammapada, chapter 20: Maggavaggo, vv.277-279. Website: https://www.tipitaka.org/romn/

[6] Kinh Pháp cú: Lời Phật dạy, Thiện tri thức (biên tập), Hà Nội: NXB.Hồng Đức, 2014, tr.171.

[7] 阿毘達磨俱舍論, 9, No. T29n1558_009, tr. [0048a25].  “宿諸業名行”.

[8] Kinh Pháp cú: Lời Phật dạy, Thiện tri thức (biên tập), tr.171.

[9] Sđd.

[10] Sđd.

[11] SN 22.90 PTS: S iii 132.

 Website:  https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/SN_III_utf8.html#pts.132

[12] 瑜伽師地論, 34, No. T30n1579_034, tr. [0470c16].

由四種行了苦諦相。謂無常行    苦行空行無我行.”

[13] 雜阿含經, 10, No. T02n0099_010, tr. [0066b12].

[14] SN 56.11, PTS: S v 421.

   Website: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/SN_V_utf8.html#pts.420

[15] Vasubandhu, Abhidharmakośabhāsyam, transl., Louis de La Vallee Poussin; transl., Leo M. Pruden, Berkeley, Calif.: Asian Humanities Press, 1988- 1990, Vol. 1, tr.61-62.

[16] Vasubandhu, Abhidharmakośabhāsyam, transl., Leo M. Pruden, tr.58.

[17] Đạo là con đường (, magga, path).

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác