Đúng theo vị trí tự nhiên

Sự tự nhiên thật sự chỉ có thể hiểu được với một cái thấy sâu sắc. Sự tự nhiên này nằm ngoài những tập quán thói quen bởi điều kiện, và sự sợ hãi của ta. Nếu ta cứ buông thả, để cho mình sống theo sự 'tự nhiên' của ý muốn, sở thích của mình, mà trong đó tiềm tàng những tham đắm, si mê, ta sẽ bị đau khổ theo sự vận hành của luật nhân quả.

Xem tiếp »

Ai cũng biết mình sai
04/11/2023
Trong những buổi chia sẻ, tôi thường nói rằng trong chúng ta thật ra ai cũng đều biết mỗi khi mình làm một việc gì đó không đúng, không tốt. Cho dù có cố gắng giải thích hay bào chữa điều gì đi nữa, chúng ta vẫn có thể cảm nhận rằng mình đã sai.
Ba nguyên tắc 
04/10/2023
Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền, hai nguyên tắc đơn giản sau đây là tất cả những gì bạn cần phải biết: (1) Hãy quán tưởng về những phẩm chất của Đức Phật; và (2) Hãy nghĩ đến việc đem chúng vào tâm của bạn. Điều này có nghĩa là, chánh niệm để làm cho tâm thiết lập vững chắc trên hơi thở, và không quên hơi thở hoặc để cho bản thân bị phân tâm.
ngàn nước ngàn trăng hiện
13/09/2023
Trong cuộc sống chúng ta thường khép kín mình lại, vì sợ rằng mở rộng lòng ra cũng có nghĩa là ta sẽ tiếp nhận khổ đau. Nhưng nếu ta mở lòng ra với một tâm trong sáng, không vướng mắc, chia sẻ và tiếp nhận tình thương, thì đó lại là một việc hoàn toàn khác.
Người đi tìm hạnh phúc
02/08/2023
Tôi có biết một bài thiền ca của Làng Mai, nó như thế này: Ta hạnh phúc liền giây phút này, lòng đã quyết dứt hết âu lo, không đi đâu nữa, có chi để làm, học buông bỏ sống không vội vàng. Ta hạnh phúc liền giây phút này, lòng đã quyết dứt hết âu lo. Không đi cũng tới thấy chi cũng làm, lòng thanh thản sống trong nhẹ nhàng...
Giữ Giới Cẩn Trọng Sẽ Giải Thoát
28/07/2023
Khái niệm về giới trong nhà Phật cũng khác với khái niệm về các điều răn trong các tôn giáo khác. Giới trong Phật giáo là tự nguyện đối trước Tam bảo, là phát nguyện trước Phật-Pháp-Tăng rằng người thọ giới tự nguyện (không bị ai ép buộc) là sẽ giữ gìn một số điều giới, trong khi hầu hết các tôn giáo khác không có khái niệm đó, mà họ...
Không phải là có nhiều hay ít
08/07/2023
Có một vị vua rất đam mê về nghe và học đạo. Một ngày, ông nghe tin rằng tại khu rừng gần lâu đài của mình, có một vị đạo sĩ tu tập rất nghiêm túc và khổ hạnh. Vị đạo sĩ này chỉ chuyên tâm vào thiền tập, và không giữ bất kỳ một tài sản nào ngoài y bát của mình.
∆ □ bất dị ○
17/06/2023
Trong nhà thiền có một hình vẽ rất phổ biến về một vòng tròn, ensō, mà các thiền sư thường dùng để tượng trưng cho sự giác ngộ, một thế giới rỗng không và tròn đầy. Một trong những bức tranh rất nổi tiếng của thiền sư Sengai, thay vì chỉ vẽ một vòng tròn, ông lại vẽ một vòng tròn, cùng với một tam giác và một hình vuông, (○△□).
Hãy chậm rãi lại
10/06/2023
Mùa này người ta thường rủ nhau lên núi xem lá đổi màu. Mà thật ra tôi thấy rừng lá trên ấy cũng đâu có đẹp gì hơn cây lá ở dưới này đâu! Trên con đường tôi đi mỗi ngày, hai bên đường là một rừng lá chín cây. Những ngày có gió lớn, màu sắc bay mù không trung, rơi lào rào trên kiếng xe tôi. Thú thật là tôi vẫn thích mùa thu dưới này hơn, mình không cần...
Lặng im như hoa cúc
01/06/2023
Trên con đường tu học, ta sẽ không bao giờ đạt được bất cứ một điều gì bằng những sự cố gắng “công phu” hay “rèn luyện” theo một ý muốn nào đó. Ta không thể nào “trèo lên cây” hay “lấy cây sào vói hái” hay “rung lắc cây”, để khiến cho một việc gì đó xảy ra theo ý mình muốn. Nhưng khi ta biết ngồi yên, bỏ hết sự mong cầu, và mở rộng lòng ra tiếp...
TÍNH THỜI GIAN, TÙY DUYÊN SÁNG TẠO VÀ TỒN TẠI TRONG DI SẢN VĂN HÓA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH
12/05/2023
Tôn giáo không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà còn làm cho văn hóa các dân tộc được bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tôn giáo đã tô đượm cho văn hóa dân tộc nhiều sắc màu. Vì vậy, di sản văn hóa tôn giáo là...