Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan
tam tu
TÂM TỪ: ĐỌC TRONG MÙA VU LAN
Nguyên Giác
Bài viết này để cúng
dường Tam
Bảo; tất cả phước
đức xin hồi
hướng tới cha
mẹ nhiều đời và tất cả chúng
sinh ba
cõi.
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa
vào tích Ngài Mục
Kiền Liênvào cõi
ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói
khát không ngừng; do vậy, lòng con không giây phút nào ngưng nghĩ tới
việc cứu mẹ. Trong khi đó, Đức
Phật đã dạy, tất cả chúng
sinh đều đã từng là cha
mẹ đời trước của mình. Bài này nói về Kinh
Từ Bi, một phần trong 11 pháp
môn, tới cái nhìn Vô
thường, rồi tới cái nhìn Duy
Thức, và rồi từ Duy
Thức khởi
tâm đại
bi. Các ý phức
tạp trong bài, sẽ ghi nhiều bản dịch để đối
chiếu.
KINH TỪ BI
Bài Kinh về Tâm
Từ, còn gọi là Từ Kinh, hay Từ
Bi Kinh, tiếng Anh gọi là Metta Sutta, còn gọi là Karaniya Metta Sutta.
Kinh này xuất
hiện hai lần trong Tạng Pali:
- Kinh
Tập 1.8 (Sutta Nipata -- Sn 1.8);
- Kinh Tiểu
Tụng số 9 (Khuddakapaṭha -- Khp 9).
Theo truyền
thuyết, một nhóm các vị sư vào rừng ngồi
thiền, kinh
hãi vì các chúng
sinh phi
nhơn. Sau khi được các sư kể lại và hỏi về phương
pháp đối
phó với các chúng
sinh phi
nhơn, Đức
Phật dạy bài
kinh Metta Sutta làm pháp đối
trị sợ
hãi. Các vị sư tụng
kinh này và cảm
thấy bình
an, trong khi các chúng
sinh cõi phi
nhơn trong rừng cũng hoan
hỷ.
Thầy Thích Thiện
Châu dịch về nguyên
nhân giảng
kinh như sau:
“Các thầy tỳ
kheo thường
hành thiền dưới các cội cây to lớn. Ban
đầu chư
thiên cư
ngụ trên cây rất vui
mừng và để tỏ lòng kính
trọng chư
tăng, họ đã tạm dời xuống mặt đất. Nhưng sau một thời
gian, cuộc sống dưới mặt đất rất bất tiện nên họ đâm ra bực
bội. Biết không thể nào chịu
đựng được như vậy trong 3 tháng nên chư
thiên đã tìm đủ mọi cách để xua
đuổi các thầy tỳ
kheo ra khỏi khu rừng. Họ đã biến
hóara những hình
ảnh ghê
sợ, những âm
thanh rùng
rợn và các mùi
hôi thối để làm nản lòng các thầy. Trước những cảnh
tượng kinh
hoàng, tâm của các thầy bắt đầu dao
động, sợ
hãi, và đâm ra mất ăn, mất
ngủ, thân
thể bệnh
hoạn, ốm yếu, gầy
mòn. Tinh
thần không còn yên
ổn để hành thiền. Do đó các thầy cùng nhau quay
về Savatthi để xin đức
Phật cho nhập
hạ tại một nơi
khác.
Đức Phật hỏi nguyên
do và nhận
thấy không có chỗ nào thích
hợp hơn khu rừng, nên ngài khuyên các thầy nên trở
về chỗ cũ và dạy cho các thầy bài
kinh Từ
Bi để tự bảo
vệ khỏi sự quấy phá của chư
thiên. Các thầy tuân lời và học
thuộc lòng bài
kinh này trước khi trở
lại khu rừng.
Trên đường trở
về cũng như khi đến nơi, các thầy đều tụng bài
kinh này và tập rải tâm
từ cho chư
thiênkhiến họ hoan
hỷ nên họ không còn quấy phá các thầy nữa. Nhờ vậy
mà các thầy sống
yên ổn tu
hành, tinh
tấn hành thiền và đều đắc
quả sau mùa
an cư năm đó.” [Nối kết bản Việt dịch và 19 bản Anh dịch ở (1)].
Kinh này dạy, tóm
tắt là: người tu hãy khéo léo trong thiện
pháp, giữ tâm
bình an, sống biết đủ, nói lời
dịu dàng, không làm bất cứ việc gì mà bậc trí có thể khiển trách, hãy ước
muốn rằng tất cả chúng
sinhsống hạnh
phúc và bình
an và ước muốn tất cả chúng
sinh biết tự vui trong tâm. Hãy nguyện rằng tất cả chúng
sinh (dù loài yếu hay mạnh, lớn hay nhỏ, được thấy hay không được thấy,
dù gần hay xa, đã sanh ra hay chưa sanh ra) đều được an
lạc, nguyện cho
không chúng
sinh nào bức hại bất kỳ chúng
sinh nào, nguyện cho
không chúng
sinh nào khởi sân
tâm với bất kỳ chúng
sinh nào. Hãy mở tâm
từ vô
lượng hướng về tất cả chúng
sinh y hệt như bà mẹ hướng tâm về đứa con duy
nhất của bà. Hãy chiếu sáng tâm
từ bi yêu
thương này tới khắp các thế
giới (cõi trên, cõi dưới và khắp bốn
hướng), hãy giữ chánh
niệm từ
bi như thế trong khi đi đứng nằm ngồi – đó là an
trú tối
thượng. Trong khi hướng tâm như thế, không
nắm giữ bất kỳ kiến nào (free
from any view, not holding to fixed views), sống giới
hạnh, sẽ có tuệ
nhãn, sẽ kết
thúc ái
dục, và sẽ không tái
sanh vào thai bào nữa (hiểu là: hoặc đắc
quả A
La Hán, hoặc quả Bất
Lai).
Đoạn văn cuối vừa tóm lược, cho thấy Từ
Bi sẽ dẫn tới Giải
Thoát. Nói “không nắm giữ bất
kỳ kiến nào,” dẫn theo Thiền
Tông VN là “hữu vô câu bất lập.” Hay một cách khác: giữ tâm vô
sở trụ (dù bất kỳ kiến nào với sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
Điểm vừa nói rất quan trọng. Vì trong Kinh MN 97 -- Dhananjani Sutta, Đức
Phật rầy ngài Xá
Lợi Phất vì đã dạy ông cụ Dhananjani đang trọng bệnh sắp chết pháp Từ
vô lượng, Bi
vô lượng, Hỷ
vô lượng, Xả
vô lượng theo cách để khi chết sẽ về cộng trú cõi Phạm
Thiên, trong khi lẽ ra phải dạy tới cảnh
giới cao thượng hơn.
Kinh MN 97 viết:
“Rồi Thế
Tôn gọi các Tỷ-kheo: Này các Tỷ-kheo, dầu cho có những cảnh
giới cao thượng hơn cần
phảichứng, Sāriputta sau khi an
trú Bà-la-môn Dhananjani vào Phạm
thiên giới thấp
kém, đã từ chỗ ngồi đứng
dậy và ra đi…” (2)
TÂM TỪ TRONG 11 PHÁP
MÔN
Đức Phật đưa Thiền
Tâm Từ vào nhóm 11 pháp
môn. Nghĩa là, 11 cửa
giải thoát. Trong đó, bất kỳ cửa nào cũng có thể đưa chúng
sinh giải
thoát.
Kinh nói về 11 pháp
môn được ghi trong hai kinh:
-- MN 52: Atthakanagara Sutta (Trung
Bộ Kinh MN 52). HT Thích Minh
Châu dịch là Kinh Bát Thành.
-- AN 11.17: Dasama Sutta (Tăng Chi Kinh AN 11.17). HT Thích Minh
Châu dịch là Kinh
Gia Chủ Dasama.
Nơi đây, chúng
ta sẽ nói về Kinh MN 52. Các nối kết
kinh bản Việt dịch và Anh dịch sẽ ở ghi chú (3).
Trong Kinh MN 52, Đức
Phật dạy rằng có 11 cửa
giải thoát, dù tu theo bất kỳ cửa nào cũng sẽ ra khỏi căn nhà lửa.
Bản dịch của HT Thích Minh
Châu trong MN 52 viết rằng, trích:
"Khi được nghe nói vậy, Gia
chủ Dasama, người ở thành Aṭṭhaka bạch Tôn
giả Ānanda:
—Bạch Tôn
giả Ānanda, như người tìm một kho tàng cất dấu, trong một lúc tìm được
mười một kho tàng cất dấu. Cũng vậy, bạch Tôn
giả, con đi tìm một pháp
môn bất
tử mà được nghe một
lần mười một pháp
môn bất
tử. Bạch Tôn
giả, như ngôi nhà người ta có đến mười một cửa, khi ngôi nhà bị cháy,
thì chỉ do một cửa người ta cũng có
thể thoát ra một cách an
toàn. Cũng vậy, bạch Tôn
giả, chỉ với một cửa bất
tử trong mười một cửa bất
tử này, con có thể
đạt được sự an
toàn cho con." (ngưng trích)
Lời của gia
chủ Dasama trong bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi là:
“…while I was seeking one door to the
Deathless, I have come all at once to hear of eleven doors to the Deathless.
Just as if a man had a house with eleven doors and when that house caught on
fire, he could flee to safety by any
one of these eleven doors, so I can flee to safety by any one of these
eleven doors to the Deathless.” (Dịch: Trong
khi con tìm một cửa tới Bất
tử, còn cùng một thời pháp được nghe 11 pháp
môn dẫn tới Bất
tử. Y hệt một người trong căn nhà có 11 cửa, và khi nhà bốc cháy, người
đó có thể thoát ra an
ổn nhờ bất kỳ một trong 11 cửa này, do vậy con có thể thoát ra an
toàn nhờ bất kỳ cửa nào trong 11 cửa tới Bất
tử.)
Tới đây, câu hỏi là, đó là 11 pháp
môn nào?
Duyên khởi Kinh MN 52 là, gia
chủ Dasama hỏi Ngài Ananda, trích:
"—Bạch Tôn
giả Ānanda, có pháp độc nhất gì
do Thế
Tôn, bậc Tri
Giả, Kiến
Giả, bậc A-la-hán, Chánh
Đẳng Giác tuyên
bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh
cần sống hành
trì pháp ấy, thời tâm chưa giải
thoát của vị ấy được
giải thoát, hay các lậu
hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, hay pháp
an ổn khỏi các ách
phược chưa được chứng đạt
được chứng đạt?"(ngưng trích)
HT Thích Minh
Châu dịch là “pháp độc nhất”
– chúng
ta nên hiểu là “pháp đơn
độc” vì ngài không có ý nói là “pháp duy
nhất” vì Kinh này liệt
kê 11 cửa
giải thoát khác nhau.
Bhikkhu Bodhi dịch là: “Venerable
Ānanda, has any one thing been…” (có bất kỳ một pháp nào).
Bhikkhu Sujato dịch là: “Sir, Ānanda,
is there one thing that has been…” (có một pháp nào).
Ngài Ananda nói rằng về pháp thứ nhất, đó là từ Sơ
thiền đi
thẳng tới Niết
Bàn. Kinh viết, trích:
"—Ở đây, này Gia
chủ, Tỷ-kheo ly
dục, ly bất
thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ
lạc do ly
dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy suy
tư và được biết: “Sơ Thiền này là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành. Phàm sự vật gì là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành, thời sự vật ấy là vô
thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững
trú ở đây, đoạn trừ được các lậu
hoặc. Và nếu các lậu
hoặc chưa được đoạn trừ, do tham
luyến pháp này, do hoan
hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết
sử, được hóa
sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh
giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia
chủ, như vậy là pháp độc nhất..." (ngưng trích)
Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi là: “He considers
this and understands it thus: ‘This first jhāna is conditioned and
volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is
impermanent, subject to cessation.’ If he is steady
in that, he attains the destruction of the taints…” (Dịch: Người
đó suy tư và hiểu rằng, tầng sơ
thiền này là pháp
hữu vi, do hành tạo tác, nhưng bất cứ những gì hữu
vi và do hành tạo tác đều là vô
thường, sẽ phải đoạn
diệt. Nếu vị này an
trú trong hiểu
biết này, sẽ phá
hủy được các lậu
hoặc…”
Nghĩa là, cửa
giải thoát thứ nhất là từ Sơ
thiền, suy
tư, nhận
ra, vững trú trong cái thấy vô
thường, từ đây đoạn trừ lậu
hoặc, nhập
Niết bàn.
Kinh viết tiếp, cửa
giải thoát thứ nhì là vào Nhị
thiền, tương
tự như trên. Tương
tự, với Tam
thiền và Tứ
thiền. Nghĩa là, với mỗi tầng thiền, đều có thể hướng tâm suy tư và nhận
ra pháp
ấn vô
thường.
Pháp môn thứ 5, hay cửa
giải thoát thứ 5, là Thiền
Tâm Từ.
Kinh MN 52 viết, trích:
“Lại nữa, này Gia
chủ, Tỷ-kheo an
trú biến mãn một phương với tâm câu
hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy
phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế
giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an
trú biến mãn với tâm câu
hữu với từ, quảng
đại, vô
biên, không hận, không sân. Vị ấy suy
tư và được biết: “Từ tâm
giải thoát này là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành. Phàm sự vật gì là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành, thời sự vật ấy là vô
thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy do vững
trú ở đây, đoạn trừ được các lậu
hoặc. Và nếu các lậu
hoặc chưa được đoạn trừ, do tham
luyến pháp này, do hoan
hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết
sử, được hóa
sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh
giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.”(ngưng trích)
Nghĩa là, ngay pháp tu Từ
vô lượng, hãy suy
tư, nhận
biết, vững trú trong cái thấy vô
thường, từ đây đoạn trừ lậu
hoặc, nhập
Niết bàn.
Tiếp theo, Kinh nói về Bi, Hỷ và Xả
tâm vô
lượng – tương
tự như trên.
Tổng cộng các ý trên là 8 pháp
môn giải
thoát.
Kinh nói tiếp về ba pháp
định -- Không
vô biên xứ, Thức
vô biên xứ, Vô
sở hữu xứ -- trong khi vào bất kỳ định nào trong ba định này, người tu khởi
tâm suy tư và biết, trích:
“…định này là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành. Phàm sự vật gì là pháp
hữu vi, do suy tư tác
thành thời sự vật ấy là vô
thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu
hoặc. Và nếu các lậu
hoặc chưa được đoạn trừ, do tham
luyến pháp này, do hoan
hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết
sử, được hóa
sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh
giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.”(ngưng trích)
Như thế, bất kỳ pháp nào trong 11 pháp
môn vừa nói đều là cửa
giải thoát, như kinh ví dụ là ngôi nhà có 11 cửa, khi nhà cháy, cửa nào
cũng đưa ra thoát bình
an.
Điểm để suy
nghĩ: Kinh MN 52 không nói gì về hai pháp
định được xem là vi
tế hơn ba pháp
định nêu trên: Phi
tưởng phi phi tưởng xứ định và Diệt
thọ tưởng định. Tại sao? Tại sao hai pháp
định này không được xem là cửa giải thoát? Đọc kỹ, chúng
ta có thể suy
đoán rằng, vì trong hai cảnh
giới định này, không còn tưởng nữa.
Không còn tưởng, cũng có nghĩa là không thể suy tư (để nhận
biết pháp
ấn vô
thường), như 11 pháp
môn dẫn trên.
Một điểm để suy
nghĩ nữa: trong 11 pháp
môn nêu trên, Đức
Phật không nói về Tứ
Niệm Xứ và Tam
Giải Thoát Môn. Không phải là Đức
Phật phân
biệt cao thấp, nhưng chỉ vì muốn đưa ra nhiều pháp
môncho học
nhân tiện
dụng. Trong khi Tứ
Niệm Xứ là niệm thân/thọ/tâm/pháp, và trong khi Tam
Giải Thoát Môn là vào các tam
muội Không, Vô
Tướng, Vô
Tác, nhóm 11 pháp
môn trong Kinh MN 52 có thể nói cho gọn là Suy Tư Để Nhận
Biết và Vững Trú trong Cái Thấy Vô
Thường. Điểm chung trong 11 cửa
giải thoát nêu trên, hành
giả chọn bất kỳ cửa nào cũng được, và rồi suy
tư, nhận
biết, vững trú trong cái thấy vô
thường, từ đây đoạn trừ lậu
hoặc, nhập
Niết bàn.
Và Vô
thường, tất nhiên Khổ, tất nhiên Vô
ngã. Nghĩa là, ba pháp
ấn, nói theo Nam
Tông. Nói theo Bắc
Tông, sẽ thêm Không, gọi là tứ
pháp ấn. Gọi chung, một chữ là Duyên
Khởi, là vì cái này có, cho nên cái kia có. Đức
Phật nói các pháp
y hệt các cọng tranh dựa
vào nhau mà có, không
pháp nào độc
lậphay tự hữu.
NHẬN RA PHÁP
ẤN VÔ
THƯỜNG
Tới đây, câu hỏi là, làm sao nhận
ra pháp
ấn vô thường?
Đức Phật dạy trong nhiều kinh rằng tất cả pháp
hữu vi là vô
thường, và vì thế
cho nên khổ (bất
như ý), và vì thế
cho nên vô
ngã.
Trong Kinh SN 22.15 - Yadanicca Sutta, bản Việt dịch của HT Thích Minh
Châu viết, trích:
“Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô
thường; cái gì vô
thường là khổ; cái gì khổ là vô
ngã; cái gì vô
ngã, cần
phải như
thật quán với chánh
trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này
không phải tự ngã của tôi”.” (4)
Tương tự với thọ, tưởng, hành, thức. Có nghĩa là, tất cả những gì chúng
ta thấy, nghe, cảm
thọ, suy
nghĩ, nhận biết… đều là vô
thường, đều là khổ, đều là vô
ngã. Và hành
giả trong mọi trường
hợp đều như
thật quán: “Cái này không phải
của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi.”
Kinh vừa dẫn chỉ ngắn như thế. Nhưng đối với một số trường
hợp, Đức
Phật giải
thích chi
tiết hơn, để không ngộ
nhận là hư
vô.
Trong Kinh MN 22 - Ví Dụ Con Rắn, Đức
Phật nói về những lời xuyên
tạc, và nói rằng nhận
ra pháp
ấnmới là hạnh
phúc, an
lạc lâu
dài:
“Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết
như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên
tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư
vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ
nghĩa hư
vô, đề cao đoạn
diệt, hủy diệt, sự tiêu
diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không
nói như vậy...
Chư Tỷ-kheo, sắc
không phải của các Ông, hãy từ
bỏ sắc. Các Ông từ
bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh
phúc, an
lạc lâu
dài cho các Ông.” (5)
Tương tự với thọ, tưởng, hành, thức. Nghĩa là, xả ly không phải là hư
vô đoạn
diệt, mà chính là an
lạc, hạnh
phúc.
Tới đây, câu hỏi là, nên quán vô
thường như thế nào?
Trong Kinh SN 22.102, bản Việt dịch của HT Thích Minh
Châu viết về pháp quán
tưởng vô
thường, trích:
"Tu
tập vô
thường tưởng như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung
mãn như thế nào mà tất cả dục
tham được đoạn tận… tất cả ngã
mạn được tận trừ?
Đây là sắc; đây là sắc tập
khởi; đây là sắc đoạn
diệt; đây là thọ … đây
là tưởng … đây là các hành… đây là thức; đây là thức tập
khởi; đây là thức đoạn
diệt.
Vô thường tưởng được tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, được làm cho sung
mãn như vậy, tất cả dục
tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận; tất cả hữu
tham được đoạn tận; tất cả vô
minhđược đoạn tận; tất cả ngã
mạn được tận trừ." (5)
Nghĩa là, thấy như thế là như thế…
Bản tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi là: Such
is form, such its origin, such its passing away…
Bản tiếng Anh của Bhikkhu Sujato là: Such
is form, such is the origin of form, such is the ending of form…
Có thể dịch theo văn phong Thập
như thị của Kinh
Pháp Hoa là: Như
thị sắc, như
thị sắc khởi, như
thịsắc diệt…(tương
tự với thọ, tưởng, hành, thức).
Có thể dịch theo Kinh Bahiya (Kinh Ud 1.10) là: Trong
cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy, trong cái được thấy tập
khởi sẽ chỉ là cái được thấy tập
khởi, trong cái được thấy biến diệt sẽ chỉ là cái được thấy biến diệt…
Trong cái thấy như thế, cái thấy như
thị, sẽ không còn thời
gian. Hoàn
toàn không còn thời
gian nữa.
Trong Kinh
Nhất Dạ Hiền Giả (Kinh MN 131), Đức
Phật dạy rằng hãy an
trú trong hiện
tại:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước
vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện
tại...
Nhưng trong Kinh Bahiya, Đức
Phật nói có một pháp tu sẽ tức khắc xa
lìa cả ba thời quá
khứ, vị
lai và hiện
tại: Khi thấy các pháp
như thế là như thế, sẽ không có kiến nào khởi lên, tất nhiên sẽ không bụi
nào bám được, tất nhiên giải
thoát.
Bản dịch của HT Thích Minh
Châu: Này Bàhiya, Ông không là
đời này, không là đời
sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận
khổ đau.(6)
Bản dịch Anandajoti: Bāhiya, you will
not be here or hereafter or in between the two—just this is the end of
suffering... (6)
Nói theo Kinh
Pháp Hoa, nếu chúng
ta giữ được cái nhìn như Ngài Bahiya, thì trong khi đứng ngồi ngay đây là
Tích Môn nhưng cả một
thế giới
Bản Môn đã hiển
lộ ra bao
la tức khắc.
KHÔNG NẮM GIỮ KIẾN NÀO
Câu hỏi là, tại sao khi nhìn các pháp, lại cần có cái nhìn Như Thị?
Trả lời: Bởi vì Như
Lai không nắm giữ bất kỳ kiến nào (ý này đã nói trong Metta Sutta).
Chữ kiến đây, có nghĩa là kiến (lập
trường) về có/không, một/nhiều, hữu biên/vô biên, chơn/vọng, vân
vân.
Đức Phật dạy rằng ngài không hề có một kiến nào như thế, mọi chuyện nắm
giữ kiến nào sẽ chỉ là tà
kiến.
Trong Kinh MN 72 - Aggi-vacchagotta Sutta, bản Việt dịch của HT Thích Minh
Châu viết:
"Này Vaccha, tà
kiến đã được Như
Lai đoạn trừ. Nhưng này Vaccha, đây là điều Như
Lai đã thấy: “Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt..." Tương
tự với thọ, tưởng, hành, thức.
Nghĩa là, Đức
Phật dạy cái nhìn: như
thị sắc, như
thị sắc tập, như
thị sắc diệt...
Bản Anh dịch của nhà
sư Thanissaro viết về câu vấn
đáp này như sau:
“Does Master Gotama have any position
at all?”
“A ‘position,’ Vaccha, is something
that a Tathagata has done away with. What a Tathagata sees is this: ‘Such is
form, such its origination, such its disappearance; such is feeling, such its
origination, such its disappearance…” (7)
DỊCH:
“Hỏi: Ngài Gotama có bất kỳ quan kiến
(lập
trường) nào không?
“Đáp: Vaccha, quan kiến là cái Như
Lai đã xóa sổ rồi. Cái một bậc Như
Lai nhìn thấy là thế này: Như
thịsắc, như
thị sắc khởi, như
thị sắc diệt; như
thị thọ, như
thị thọ khởi, như
thị thọ diệt…”
THẤY MỘT, LÀ THẤY TẤT CẢ
Trong cái thấy như thế, thời
gian biến mất.
Bởi vì, tiến trình “sanh, trụ, dị, diệt” (sinh
khởi, an trụ, biến
chuyển, tịch
diệt) tức khắc chỉ còn là “sanh/diệt” – nghĩa là, trong cái sanh đã tức
khắc là cái diệt.
Thấy như thế, lập
tức khi thấy Khổ
Đế hiện
ra, là tức thì nhận
ra Tập
Đế, Diệt
Đế và Đạo
Đế. Và tương
tự với bất kỳ đế nào. Tứ
Thánh Đế đồng
thời hiển
lộ trong cái nhìn Như
Thị. Cái nhìn này cũng là pháp tu của Thiền
Tông. Đây là pháp khó tin, khó hiểu, khó vào.
Trong Kinh SN 56.30 -- Gavampati Sutta, Đức
Phật dạy rằng thấy một diệu
đế, là thấy tức khắc bốn diệu
đế.
Bản Việt dịch của HT Thích Minh
Châu viết rằng Tôn
giả Govampati lập lại lời Đức
Phật dạy:
“Này các Tỷ-kheo, ai thấy Khổ, người
ấy cũng thấy Khổ
tập, cũng thấy Khổ
diệt, cũng thấy Con
Đườngđưa đến Khổ
diệt. Ai thấy Khổ
tập, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ
diệt, cũng thấy Con
Đườngđưa đến Khổ
diệt. Ai thấy Khổ
diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ
tập, cũng thấy Con
Đườngđưa đến Khổ
diệt. Ai thấy Con
Đường đưa đến Khổ
diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ
tập, cũng thấy Khổ
diệt”.
Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi:
“Bhikkhus, one who sees suffering
also sees the origin of suffering, also sees the cessation of suffering, also
sees the way leading to the cessation of suffering. One who sees the origin of
suffering also sees suffering, also sees the cessation of suffering, also sees
the way leading to the cessation of suffering. One who sees the cessation of
suffering also sees suffering, also sees the origin of suffering, also sees the
way leading to the cessation of suffering. One who sees the way leading to the
cessation of suffering also sees suffering, also sees the origin of suffering,
also sees the cessation of suffering.” (8)
Như thế nghĩa là gì? Làm sao thấy một Diệu
đế, là tức khắc thành
tựu cả Tứ
Diệu Đế.
Câu trả
lời rằng, như thế, Đức
Phật tuyên
thuyết rằng vạn
pháp chỉ là thức. Hay, muôn pháp
chỉ là tâm. Và do vậy, tiến trình thấy một mà thành
tựu cả bốn, nói theo Thiền
Tông, xảy ra ngay trong
một niệm. Ngoài một niệm ra, không thể ai thấy một sự
thật vi
diệu mà nhận
ra cả bốn sự
thật vi
diệu như thế. Nghĩa là, chỉ trong thế
giới Duy
Thức mới hiển
lộ như thế.
VẠN PHÁP LÀ THỨC
Phương pháp lý
luận trong nhiều kinh, Đức
Phật đã dạy rằng, thế
giới không lìa thân
tâm này mà hiện
hữu, và đi tận cùng thế
giới cũng không ra khỏi khối sắc-thọ-tưởng-hành-thức này. Trong Kinh SN
12.44 - Loka Sutta, Đức
Phật dạy rằng thế
giới tập
khởi và tịch
diệt cũng là từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý – tức là từ 6 căn, hiển
lộ 6 trần, sinh 6 thức. Duyên
khởi như thế, thế
giới đã tập
khởi và đoạn
diệt
Bản Việt dịch của HT Thích Minh
Châu viết, trích:
“Do duyên con mắt và các sắc, nhãn
thức khởi lên. Do ba cái tụ
họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do
duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên
sanh, nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh
khởi. Đây là thế
giới tập
khởi…” (9)
Tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Có nghĩa là, thế
giới chỉ là thức. Nếu
không nhìn như thế, sẽ không
giải thích được Khổ
đế, và sẽ không nhận
ra Đạo
đế. Như thế, các luận
sư đời
sau trong phái Duy
Thứccủa Bắc
Tông chi là khai triển thêm.
Hỏi thêm: Cái gì làm nên thân, tâm và thế giới? Câu trả
lời đơn
giản là nghiệp. Để giải
thoát ra khỏi nghiệp sẽ là trí
tuệ. Và trí
tuệ giải
thoát đó sẽ không phải là pháp sanh
diệt, vì nếu là pháp
hữu vi, tất nhiên sẽ biến mất, không gọi là giải
thoát. Do vậy, giải
thoát phải là từ
pháp vô
vi, pháp lìa sanh
diệt. Và đó phải là một thức xa
lìa đất, nước, gió, lửa...
Đức Phật giải
thích trong Kinh MN 49 - Kinh
Phạm Thiên Cầu Thỉnh về một thức xa
lìa tất cả kinh
nghiệm.
Bản dịch của HT Thích Minh
Châu,khi Đức
Phật nói với Phạm
Thiên rằng nếu
không nhận
ra thức này thì mọi chuyện trở
thành vô
ích, trích:
"—Này Tôn
giả, đối với tất cả, nếu Tôn
giả không lãnh
thọ nhất
thiết tánh, thì đối với Tôn
giả, trở
thànhtrống không, trống rỗng, Thức
là phi sở
kiến, không biên
tế, chói
sáng tất cả, nếu
không thể lãnh
thọđịa đại ngang qua địa tánh, không thể lãnh
thọ thủy
đại ngang qua thủy tánh, không thể lãnh
thọ hỏa
đạingang qua hỏa tánh, không thể lãnh
thọ phong
đại ngang qua phong tánh, không thể lãnh
thọ chúng
sanh ngang qua chúng
sanh tánh, không thể lãnh
thọ chư
Thiên ngang qua chư
Thiên tánh..." (ngưng trích)
Bản dịch của Bhikkhu Thanissaro, trích:
"'If, good sir, you have directly
known the extent of what has not been experienced through the allness of the
all, may it not turn out to be actually vain and void for you.'
"'Consciousness without surface,
endless, radiant all around,
has not been experienced through the
earthness of earth ... the liquidity of liquid ... the fieriness of fire ... the
windiness of wind ... the allness of the all." (ngưng trích)
DỊCH:
[Đức
Phật dạy]: Tôn
giả, nếu ông không biết trực tiếp những gì không được kinh
nghiệm xuyên
qua cái tất cả của tất cả, hy
vọng [hiểu
biết về thức này] sẽ không
vô ích cho ngươi.
'Thức không hiện
tướng,
[thức]vô
tận, [thức] chiếu sáng khắp cõi,
[thức] không được kinh
nghiệm xuyên
qua tánh đất của đất... tánh chảy của nước... tánh lung linh của lửa...
tánh gió của gió... cái tất cả của tất cả."
Tương tự, bản Anh dịch của Sujato:
"‘Well, good sir, if you have
directly known that which is not within the scope of experience based on all,
may your words not turn out to be void and hollow!
Consciousness that is invisible,
infinite, radiant all round—that’s what is not within the scope of experience
based on earth, water, fire, air, creatures, gods, the Creator, Brahmā, the gods
of streaming radiance, the gods replete with glory, the gods of abundant fruit,
the Overlord, and the all." (10)
.
Làm cách nào nương vào thức để xa
lìa tham
sân si, để danh-sắc tịch diệt?
Trong Kinh DN 11 -- Kevaṭṭa Sutta, bản dịch của HT Thích Minh
Châu các câu áp chót ghi lời Đức
Phậtdạy về giải
thoát, khi danh-sắc tịch
diệt, trích:
"Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như
sau:
“Chỗ nào mà địa
đại, thủy
đại, hỏa
đại, phong
đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất
tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu
diệt hoàn toàn?” và đây là câu trả
lời cho câu hỏi này:
“Thức là không thể thấy, vô
biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa
đại, thủy
đại, hỏa
đại, phong
đạikhông có chân đứng.
Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô,
tịnh và