Vai trò của chùa Linh Sơn và Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ giai đoạn 1920-1945

Vai trò của chùa Linh Sơn và Hội

Vai trò của chùa Linh Sơn Hội Nam KNghiên cứu Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam K giai đoạn 1920-1945

Thích Đồng Hạnh

 

Sự thành lập Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học tại chùa Linh Sơn

Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo giai đoạn 1920-1945, chùa Linh Sơn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng bởi vì nó góp phần cho sự thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, một hội nhóm làm ngọn cờ tiên phong và là động lực cho sự phát triển của các hội Phật giáo khác khắp ba miền.

Mặc dù HT.Khánh Hòa khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo từ đầu những năm 1923, nhưng phong trào chấn hưng không phát triển được bởi nhiều lý do khách quan [7]. Tới năm 1927, ý tưởng về chấn hưng Phật giáo lại trỗi dậy trong tâm trí ngài khi ngài đọc được những bài báo của những vị cư sị và tu sĩ hữu tâm muốn khôi chấn lại Phật giáo nước nhà, nổi bật trong đó là HT.Tự Lai chùa Tiên Lữ (Thái Nguyên) và cư sĩ Nguyễn Mục Tiên. HT.Tự Lai, trong bài viết “Về việc chấn hưng Phật giáo” đăng trên Khai Hóa nhật báo số 1640, đã đề ra ba việc cấp bách trong việc chấn hưng Phật giáo: Mở giảng đường, mở trường học và lập viện tế bần[13, tr.50]. Cư sĩ Nguyễn Mục Tiên, với bài báo tựa “Nên chấn hưng Phật giáo nước n” được đăng trong Đông Pháp thời báo số 529 ngày 5-1-1927, đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục cho giới Tăng lữ nhằm giúp Tăng Ni có đủ bản lĩnh và kiến thức hoằng truyền Phật lý tới người dân[7].

Cảm được tâm nguyện của HT.Tự Lai, cùng trong năm 1927, HT.Khánh Hòa phái Sư Thiện Chiếu ra Thái Nguyên tìm HT.Tự Lai nhằm kêu gọi HT.Tự Lai cùng hợp tác chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên trong chuyến đi ra Bắc lần này, Sư Thiện Chiếu đã không thành công trong việc thuyết phục HT.Tự Lai quý Tăng lữ phía Bắc cùng hợp tác. Nhưng chuyến đi này không hoàn toàn thất bại, bởi vì Sư Thiện Chiếu đã mang về miền Nam những góp ý tích cực và hữu ích của HT.Tự Lai cùng Cẩm nang chấn hưng Phật giáo của HT.Thái Hư[10]. Bản cẩm nang này, một phương diện nào đó chắc chắn tác động tới tư duy và thái độ làm việc của HT.Khánh Hòa vào những năm sau đó.

Tháng 12 năm 1927, HT.Khánh Hòa nộp đơn lên chính quyền bảo hộ Pháp xin mở Hiệp hội Phật giáo (Association des Bouddhistes). Nhưng đơn xin lập hội của HT.Khánh Hòa bị bác bởi nhiều lý do, trong đó sai về điều lệ là nguyên nhân chính. Theo điều lệ bị cho là sai này, Hòa thượng cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia hội Phật giáo này, và như vậy nó không đúng với bản chất và tên gọi của hội.

Ngày 1-4-1928, HT.Khánh Hòa cùng với chư Hòa thượng Lê Trí Chất (trụ trì chùa An Phước, Sa Đéc), Phạm Văn Khuê (trụ trì chùa Thanh Lương, Biên Hòa), Trương Tấn Phát (trụ trì chùa Chúc Thọ, Gia Định), Thái Văn Cơ (trụ trì chùa Phước Long, Long Xuyên) và Thiện Chiếu (trụ trì chùa Linh Sơn, đường Douaumont, Sài Gòn) đã tu chỉnh lại bản điều lệ cũ. Điều lệ dự thảo gồm 6 thiên và 41 điều khoản. Điều lệ liên quan tới hội viên được sửa đổi như sau: “Hội Phật giáo gồm có 3 hạng hội viên: Tán trợ hội viên, Chủ trì hội viên và Thường trợ hội viên. Tán trợ hội viên là những người nào giúp cho Hội ít nhất số tiền một trăm đồng Đông Dương (100$) đóng tất một lần. Chủ trì hội viên, khi vào Hội, đóng tất một lần số tiền ba chục đồng (30$) và khỏi góp tiền năm. Trừ cho những người nào ở Sài Gòn hay là cách năm ngàn thước quanh châu thành Sài Gòn, thì tiền vào hội 30$ được đóng làm ba kỳ trong một năm, nghĩa là cứ bốn tháng đóng 10$, mà đúng mỗi kỳ phải đóng trong nội tháng thứ nhất chứ không được trễ. Thường hội viên, khi vào hội, đóng tất một lần số tiền năm đồng (5$) và cũng khỏi góp tiền năm”. Tuy nhiên, khi Sở Mật thám tiến hành điều tra thì đạo hạnh của một số vị tham gia sáng lập có vấn đề, chẳng hạn như Sư Trần Văn Hương đã mất ngày 14-10-1926 (Âm lịch) mà trên Bản Điều lệ soạn thảo ngày 1-4-1928 vẫn có chữ ký; ông Trương Tấn Phát, chủ chùa Chúc Thọ có qua lại với Bùi Quang Chiêu; ông Thái Văn Cơ có gia nhập đạo Cao Đài; ông Thiện Chiếu đã từng cộng tác với “Pháp Việt Nhứt Gia”… Đây là một trong những lý do khiến cho Hiệp hội Phật giáo (Association des Bouddhistes) lại không được phép thành lập[10].

Cuối năm 1928, c HT.Khánh Hòa, Huệ Quang, Liên Trì, Thiện Niệm đến chùa Linh Sơn cùng Sư Thiện Chiếu và một số Phật tử hữu tâm để bàn việc thành lập Hội Chấn hưng Phật giáo, với mục đích lập Phật học đường nhằm giáo dục Tăng đồ và Phật học thư xã tàng trữ kinh sách phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Nhưng do không xin được giấy phép của chính quyền, hội này không thể đi vào hoạt động. Năm 1929, HT.Khánh Hòa cùng những vị tôn túc lại hiệp ý thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học tại chùa Tam Bảo (Rạch Giá), nhưng số phận của hội này cũng giống như Hội Chấn hưng Phật Giáo[7].

Vào mốc thời gian từ 1928-1930, chính quyền bảo hộ thay đổi chính sách về tôn giáo, thậm chí trong một lần thị sát Tây Nam B, Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã đưa ra quyết định thành lập một tổ chức Phật giáo để bảo tồn Phật giáo trước tình hình Cao Đài mở rộng ảnh hưởng tại Tây Nam Bộ. Nhân cơ hội này, cư sĩ Trần Nguyên Chấn cho xây dựng chùa Linh Sơn nhằm khôi chấn Phật giáo. Trước tiên, ông xây dựng chùa Linh Sơn ở đường Douaumont (nay là đường Cô Giang) trên phần đất thuộc sở hữu của cá nhân ông. Tiếp đó, ông đã bỏ tiền ra kiến tạo hơn 500 tượng Phật để an trí trong khuôn viên chùa Linh Sơn, và một nửa trong số đó ông đem tặng cho các chùa ở Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông đã kết giao với nhiều nhà sư ở Nam Kỳ và cuối cùng quyết định hợp tác với HT.Khánh Hòa[10].

Vào đầu năm 1929, hai vị này đã hợp tác thành lập Ủy ban Bảo tồn Phật giáo do HT.Lê Khánh Hòa làm trưởng ban, ông Trần Nguyên Chấn làm phó ban, cùng với các vị khác như Huỳnh Thái Cửu, Thái Phúc, Trần Văn Giác, Nguyễn Thanh Hậu ở Trà Vinh; Lê Đức Thi, Nguyễn Văn Căn, Trần Văn Khuê, Nguyễn Văn Nhơn ở Sài Gòn. Ủy ban này xin phép nhà cầm quyền thành lập Thư viện Phật học và Phòng đọc, được đặt tại chùa Linh Sơn, số 149, đường Douaumont (nay là đường Cô Giang, quận 1), Sài Gòn. Tuy nhiên, thư xin thành lập Thư viện Phòng đọc không được chấp thuận. Vì vậy, ngày 7-10-1929, ông Trần Nguyên Chấn có viết thư cho bà Karpelès là thư ký của Viện Phật giáo ở Phnom Penh, yêu cầu bà Karpelès giúp đỡ. Bà Karpelès, bằng uy tín của mình, đã tác động tới Thống đốc Nam K, và nhờ đó giấy phép được thông qua dễ dàng. Từ ngày 20 đến 22-12-1929, lễ khánh thành Thư viện và Phòng đọc được cử hành; lễ chính diễn ra vào ngày 21-12-1929[10].

Theo Nguyễn Đại Đồng & Ninh Thị Sinh, thư viện này được hoạch định để tàng trữ: kinh sách Phật gồm 1.500 tập bằng tiếng Hán (Đại tạng kinh) được đặt mua ở Thượng Hải, một bộ sưu tập các tác phẩm Phật giáo bằng tiếng Pháp được đặt mua ở Paris. Vào thời điểm khánh thành, đã có 820 tập kinh thuộc Hán tạng và 100 kinh sách tiếng Pháp lưu trữ ở thư viện. Một tòa nhà khác cũng đang được xây cất, rộng 25m, sâu 11m, gồm 6 gian, dùng để làm Phòng đọc (Thích học đường) phục vụ Tăng sĩ và tín đồ Phật giáo ở Nam Kỳ[10].

Cũng trong giai đoạn năm 1929, ông Nguyễn Ngọc Vĩnh và Trần Nguyên Chấn cũng nộp đơn xin ấn hành Tạp chí Từ Bi Âm (02/09/1929) và thành lập Nghiên cứu Phật học hội (28-12-1929) cùng với bản điều lệ của hội. Tuy nhiên, tới ngày 26-8-1931, Thống đốc Nam Kỳ Khrautheimer mới phê chuẩn Nghị định số 2062 chính thức công nhận tính pháp lý của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (Association pour l'etude et la conservation du Bouddhisme en Cochinchine), đồng thời thông qua bản điều lệ gồm 19 điều và bản quy tắc 51 điều. Cơ cấu tổ chức ban đầu của hội bao gồm [7]:

Ban hội viên danh dự với các thành viên như Thống đốc Nam Kỳ Khrautheimer (Hội trưởng danh dự).

-   Đốc lý Thành phố Sài Gòn Rivoal (Hội phó danh dự).

-   Bà Karpeès - Trưởng phòng Khảo cứu Phật giáo Lào và Campuchia.

-   Chánh Hội trưởng: Lê Khánh Hòa, Hòa thượng chùa Linh Sơn.

-   Phó Hội trưởng: Trần Nguyên Chấn, chánh thừa biện hạng nhất tại dinh Đốc Lý thành phố Sài Gòn

-   Thủ quỹ: Trần Văn Khuê, tri huyện tại phòng thứ sáu dinh Soái Phủ Nam K.

-   Phó thủ quỹ: Lê Văn Phổ, thư ký tại dinh Đốc Lý thành phố Sài Gòn.

-   Thư ký: Nguyễn Văn Nhơn, thư ký tại dinh Đốc Lý thành phố Sài Gòn.

-   Phó thư ký: Phạm Ngọc Vinh, thư ký tại ngân hàng Đông Pháp, Sài Gòn.

-   Cố vấn: Huỳnh Văn Quyền, thông phán thượng hạng tại dinh Đốc Lý thành phố Sài Gòn; Nguyễn Văn Cần, thừa biện tại dinh Đốc Lý thành phố Sài Gòn.

Tuy nhiên, hai năm sau khi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được chính thức đi vào hoạt động, HT.Khánh Hòa, Sư Thiện Chiếu cùng các vị Hòa thượng khác đã rút khỏi hoạt động của hội vào năm 1933, do bất đồng quan điểm về cách vận hành của hội [6, tr.580]. Mặc dù sau khi HT.Khánh Hòa và các vị tôn túc khác rời đi hội vẫn hoạt động, nhưng hội chỉ duy trì được một số hoạt động như tviện, phòng đọc và ấn hành Tạp chí Từ Bi Âm. Học xá, mặc dù đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng không đi vào hoạt động, do các chùa ký ủng hộ hoạt động của hội trước đây đều ngưng sau khi HT.Khánh Hòa ly khai khỏi hội[7].

Tóm lược, mặc dù HT.Khánh Hòa được xem là người tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam Kỳ giai đoạn 1920-1945, cũng như được xem như là linh hồn của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, thì những đóng góp cho hội của HT.Khánh Hòa và các vị tôn túc khác trong nhóm của Hòa thượng là không nhiều. Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được chính thức cho phép thành lập vào năm 1931. Sự thành lập của hội được cho là dựa trên nền tảng vận hành sẵn có của Ủy ban Bảo tồn Phật giáo được vận động thành lập bởi cư sĩ Trần Nguyên Chấn, dựa trên tư tưởng bảo tồn Phật giáo của Toàn quyền Đông Dương Pasquier. Để được cấp phép vận hành Ủy ban Bảo tồn Phật giáo, cư sĩ Trần Nguyên Chấn đã vận động xây dựng chùa Linh Sơn, tviện, phòng đọc, và vận động bà Karpeès trợ giúp về vấn đề pháp lý trong giai đoạn xin giấy phép. Mặc dù HT.Khánh Hòa rời hội vào năm 1933 và Thích học đường không thể đi vào hoạt động do nhiều lý do khách quan, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học thật sự thành công trong việc vận hành thư viện, phòng đọc và Tạp chí Từ Bi Âm.

Vai trò của chùa Linh Sơn

Như đã đề cập phần trước, chùa Linh Sơn được thành lập dựa trên tinh thần bảo tồn Phật giáo An Nam của Toàn quyền Đông Dương Pasquier và mong muốn khôi chấn lại Phật giáo nước nhà của cư sĩ Trần Nguyên Chấn, HT.Khánh Hòa và các vị tôn túc khác. Chùa Linh Sơn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ bởi: chùa Linh Sơn là trụ sở đầu tiên của Ủy ban Bảo tồn Phật giáo, chùa Linh Sơn cũng là trụ sở của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, chùa Linh Sơn là nơi lưu xuất của nhiều anh tài Phật giáo, và chùa Linh Sơn với Tạp chí Từ Bi Âm đã đóng góp nhiều bài báo nhằm chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Như đã đề cập phần trước, Toàn quyền Pasquier trong một chuyến kinh lý tại Tây Nam B đã chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Cao Đài đối với dân bản xứ[9, tr. 25]. Cho nên, ông đề xướng thành lập một y ban để bảo tồn Phật giáo trước nguy cơ bị mất gốc tại An Nam[10]. Dựa trên tinh thần của Pasquier, cư sĩ Trần Nguyên Chấn đã đứng ra quyên góp tài vật xây dựng chùa Linh Sơn, và vào năm 1929, Trần Nguyên Chấn và HT.Khánh Hòa đã xin được giấy phép vận hành Ủy ban Bảo tồn Phật giáo tại chùa Linh Sơn. Ủy ban Bảo tồn Phật giáo này, lúc sơ khai, chỉ có tviện (Pháp bảo phường) và phòng đọc (Thích học đường). Mục đích của Pháp bảo phường là tàng trữ Đại tạng kinh tiếng Hán và các kinh sách bằng tiếng Anh và tiếng Pháp; trong khi Thích học đường phục vụ việc nghiên cứu Phật lý. Theo những tài liệu đáng tin cậy, lúc chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12-1929, Pháp bảo phường đang lưu trữ hơn 820 tập kinh sách tiếng Hán và 100 tập kinh sách tiếng Pháp[10]. Như vậy, vai trò quan trọng đầu tiên của chùa Linh Sơn là nơi bảo tồn Phật giáo với phòng lưu trữ và là nơi cho những người hữu tâm có cơ hội tiếp cận kinh sách Phật giáo.

Vai trò quan trọng thứ hai của chùa Linh Sơn gắn liền với vai trò của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học. Khi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập vào năm 1931, hội đề ra các mục tiêu: bảo tồn và phát triển bổn tự Linh Sơn, tu bổ phát triển thư viện (Pháp bảo phường), tăng cường tàng trữ kinh sách ở Pháp bảo phường, và đẩy mạnh công tác dịch thuật kinh sách từ chữ Hán, Anh và Pháp ra chữ Quốc ngữ, nhằm thỏa mãn tinh thần khát khao cầu học của những người hữu tâm nhưng thiếu khả năng ngoại ngữ[4]. Như vậy, chùa Linh Sơn cũng đóng vai trò là trung tâm dịch thuật kinh sách đầu tiên của phong trào chấn hưng Phật giáo, chủ trương dịch tiếng Hán cùng các ngôn ngữ khác sang chữ Quốc ngữ.

Thứ ba, chùa Linh Sơn là cái nôi xuất thân của những bậc anh tài Phật giáo: HT.Khánh Hòa, Thiện Chiếu, HT.Bích Liên, HT.Liên Tôn và Pháp sư Trí Độ. Mặc dù những vị này chỉ làm việc tại chùa Linh Sơn một thời gian ngắn, nhưng không thể phủ nhận thời gian tại Linh Sơn đã giúp quý ngài có những kiến thức và k năng vững chắc hơn để tạo dựng những hội Phật giáo khác. Điển hình, HT.Khánh Hòa và Sư Thiện Chiếu đã có những bước đi sáng tạo trong việc lập Lưỡng Xuyên Phật học[56; tr.52] và Hội Phật học Kiêm Tế[5]. Hai hội này được thành lập phần nào dựa trên những giá trị đã tồn tại của chùa Linh Sơn trong giai đoạn trước 1945. Hay Pháp sư Trí Độ đã cùng cư sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật học tại Huế. Có thể nói kiến thức tích lũy từ việc công tác tại Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học đã giúp Pháp sư Trí Độ trở thành trợ thủ đắc lực cho sự thành tựu của An Nam Phật học Hội tại Huế [1, tr.253].

Cuối cùng, chùa Linh Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến Phật lý tới những người hữu tâm. Tạp chí Từ Bi Âm, cơ quan ngôn luận của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học cũng như Ủy ban Bảo tồn Phật giáo, thường xuyên phát hành những bài luận và bài dịch nhằm phổ biến rộng rãi Phật lý tới quần chúng. Từ Bi Âm, với khổ in 16x24cm và có trung bình là 50 trang, ra đều đặn mỗi tháng hai kỳ vào ngày 1 và ngày 15 mỗi tháng trong vòng sáu năm, tính từ thời điểm phát hành số đầu tiên. Từ năm thứ 7 (1938) trở đi, Từ Bi Âm chỉ ra mỗi tháng một kỳ. Nội dung của Từ Bi Âm đa dạng nhưng thường bao gồm 7 mục: Luận về triết lý nhà Phật, Luân lý nhà Phật,  Phiên dịch kinh Phật, Lịch sử nhà Phật, Thời sự nhà Phật, Tiểu thuyết nhà Phật, và Văn uyển[11]. Như vậy, vai trò của chùa Linh Sơn là căn cứ vững vàng cho sự phát triển của Từ Bi Âm cũng như sự truyền bá Phật lý tới quần chúng hữu tâm.        

Vai trò của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học

Như người viết đã đề cập trong phần trước, mục đích thành lập của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học là để bảo tồn và phát triển các cơ sở vật chất của chùa Linh Sơn như Pháp bảo phường Thích học đường, cũng như thúc đẩy việc dịch kinh sách từ  Hán văn và Pháp văn sang chữ Quốc ngữ[4]. Đây đều là những nhân tố để thúc đẩy công việc phổ truyền Phật giáo cho cộng đồng, nhằm chấn hưng Phật giáo. Vậy thì Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học có vai trò như thế nào trong công cuộc chấn hưng Phật giáo? Qua quá trình khảo cứu những tư liệu về công cuộc chấn hưng nói chung và Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học nói riêng, người viết cho rằng hội có hai vai trò chính yếu. Vai trò chính yếu của hội là trở thành ngọn cờ tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo giai đoạn 1920-1945; vai trò thứ yếu của hội là trở thành nguồn động lực cho sự ra đời những hội Phật giáo khác tại Nam Bộ trong giai đoạn 1920- 1945.

Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học có thực sự giữ vai trò tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo? Câu trả lời là không và có. Về phương diện không, người viết cho rằng trước khi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, HT.Khánh Hòa đã cho thành lập Hội Lục hòa Liên hiệp và đưa ra bốn mục tiêu cho công cuộc chấn hưng vào năm 1923[7]. Hơn nữa, Ủy ban Bảo tồn Phật giáo, tiền thân của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, được đưa vào hoạt động năm 1930, với cương lĩnh chấn hưng Phật giáo bằng cách lưu trữ Đại tạng kinh và khuyến khích tín hữu gần xa nghiên cứu kinh sách[10]. Hai Hội này đã được thành lập trước Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học và đều có những cương lĩnh để phục hưng Phật giáo nước nhà. Do vậy nếu đánh giá khách quan, hai hội này đã đóng vai trò tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên xét kỹ, Hội Lục hòa Liên hiệp chỉ được lập nên trên danh nghĩa và chưa từng đi vào hoạt động, còn Ủy ban Bảo tồn Phật giáo thì không thể tách bạch ra khỏi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, bởi vì nó chỉ là phần phát triển mở rộng của Ủy ban Bảo tồn Phật giáo mà thôi.

Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học đã đóng vai trò tiên phong như thế nào? Hội cho ra những cương lĩnh và mục tiêu hoạt động nhằm: lưu trữ Đại tạng kinh từ nhiều ngôn ngữ, thúc đẩy nghiên cứu và dịch thuật Đại tạng kinh ra chữ Quốc ngữ, lập trường Phật học và phổ truyền Phật lý tới người tín tâm[7]. Những tiêu chí hay mục tiêu này cũng trở thành cương lĩnh của hầu hết những hội Phât giáo được thành lập về sau, như Long Xuyên Phật giáo Lương hữu Hội (1932) tại chùa Bình An, Long Xuyên; Lưỡng Xuyên Phật học Hội (1934) tại chùa Long Phước, Trà Vinh; Hội Phật học Tương tế (1934) tại chùa Thiên Phước, Sóc Trăng; Thiên Thai Thiền giáo tông Liên hữu Hội (1934) tại chùa Phước An, Bà Rịa; và Hội Phật học Kiêm tế (1937) tại chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Mặc dù mục tiêu và cương lĩnh của những hội này không nhất nhất theo mục tiêu của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, nhưng trên mặt bằng chung là tương đối giống với mục tiêu của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học[6, tr. 579-580].

Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học tạo động lực cho phong trào chấn hưng Phật giáo như thế nào? Có rất nhiều bài viết của các vị tôn túc từ mọi miền đất nước thể hiện mong muốn khôi chấn Phật giáo, và trước khi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, họ đã đăng rất nhiều bài viết trên những tạp chí như: Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Đông Pháp thời báo, Báo Tràng An và Báo Công luận... Điển hình là những bài viết của HT.Tự Lai (Thái Nguyên), Sư Thiện Chiếu, Sư Thanh Chuyên, cư sĩ Mộng Hoa và cư sĩ Nguyễn Mục Tiên[2, tr.35]. Những bài viết của những người hữu tâm này dường như lột tả được nguyên nhân cũng như đường lối chấn hưng để Phật giáo được tốt hơn. Tuy vậy họ chỉ nói trên lý thuyết; và khi thực sự bắt tay vào công việc chấn hưng Phật giáo thì gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả HT.Khánh Hòa và Sư Thiện Chiếu cũng đã thất bại nhiều lần trong việc xin lập một hội Phật giáo vào lúc bấy giờ[7]. Lê Nguyên Thảo[12] và Nguyễn Đại Đồng[3] cho rằng sự thành lập các tổ chức, các hội Phật giáo tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ sau năm 1931 là cuộc vận động hưởng ứng cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam Kỳ, mà Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học là tiên phong. Tại Trung Kỳ có hai hội được thành lập từ sau năm 1931: An Nam Phật học Hội (1932) và Hội Đà thành Phật học (1937), trong khi ở Bắc Kỳ chỉ có một hội Phật giáo được thành lập vào giai đoạn trước năm 1945: Hội Phật giáo Bắc Kỳ[3].

Như vậy, Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học đóng vai trò là ngọn cờ tiên phong và là động lực thúc đẩy sự thành lập những hội nhóm Phật giáo, không những khu vực Nam Kỳ mà còn truyền lửa cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ trong giai đoạn trước năm 1945.

Tài liệu tham khảo

1.           Thích Đồng Bổn chủ biên (1996), Tiểu sử danh Tăng Việt Nam, tập 1, Thành hội Phật giáo TP.HCM ấn hành, TP.HCM.

2.           Nguyễn Đại Đồng & Nguyễn Thị Minh (2007), Phong trào chấn hưng Phật giáo - Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội.

3.           Nguyễn Đại Đồng (2013), Phật giáo thời Pháp thuộc (1884-1945), Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, số 1, tr.21.

4.           Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (1932), “Điều lệ và Quy tắc”, Từ Bi Âm, số 1, tr.36.

5.           Hội Phật học Kiêm tế (1937), “Điều lệ”, Tiến Hóa, số 10, tr.8.

6.           Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo s luận toàn tập, NXB.Văn Học, Hà Nội.

7.           Dương Thanh Mừng (2015), Các tổ chức Phật giáo trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, số 143, tr.43-59.

8.           Nguyễn Thị Thảo (2012), Báo chí Phật giáo và phong trào chấn hưng Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa Học & Xã Hội, số 172,  tr.52- 66.

9.           Đinh Quang Tiến (2017), Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ, luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

10.       Nguyễn Đại Đồng & Ninh Thị Sinh, Sự ra đời của Hội Nghiên cứu Phật học Nam Kỳ. Tham khảo tại http://chuaxaloi.vn/thong-tin/su-ra-doi-cua-hoi-nghien-cuu-phat-hoc-nam-ky/2747.html.

11.       Thích Không Hạnh (2015), Từ Bi Âm (tái bản 2019). Tham khảo tại https://thuvienhuequang.vn/products/tu-bi-am-tai-ban-2019?fbclid=IwAR1rNAOgmW0t7PpwQj5UeDJxWJPZcvGUjno6Qo5bCrHdryNnPk7mqqlkbEk

12.       Lê Nguyên Thảo (2017), Chấn hưng Phật giáo. Tham khảo tại https://thuvienhoasen.org/a27398/chan-hung-phat-giao-viet-nam

13.      Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), NXB.Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác