Bảy phương pháp diệt khổ trong kinh Nhất thiết lậu hoặc

bay phuong phap

Bảy phương pháp diệt khổ trong kinh Nhất thiết lậu hoặc

Thích Nguyên Ngộ

 

Khái niệm lậu hoặc

            Lậu hoặc là âm Hán dịch của từ āsrava trong tiếng Sanskrit (P. āsava). Āsava xuất nguyên từ ā (đến, từ) + ngữ căn su nghĩa là “chảy ra”. Lậu có nghĩa là chảy nhỏ giọt, hoặc là nhơ uế, mê lầm. Văn học Phật giáo thường xuyên sử dụng danh từ này để chỉ những phiền não nhiễm ô không ngừng tuôn chảy trong tâm trí của chúng sinh. Lậu hoặc bao gồm tham, sân, si, tà kiến, v.v., những nguyên nhân làm khởi sinh luân hồi sinh tử.

Có nhiều cách phân chia lậu hoặc khác nhau. Theo Thắng pháp (Abhidhammapiṭaka), phần Āsavagocchaka, có bốn lậu hoặc: dục lậu (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava), kiến lậu (diṭṭhāsava) và vô minh lậu (avijjāsava).

            Kinh Niết-bàn quyển 20, kinh Tăng nhất A-hàm quyển 34, kinh Trung A-hàm quyển 2, Thành thật luận quyển 10, Đại thừa nghĩa chương quyển 5, Niết-bàn kinh s quyển 21, đều nêu ra bảy lậu hoặc (七漏): kiến lậu (), tu lậu (修漏), căn lậu (根漏), ác lậu (), thân cận lậu (近漏), th lậu (受漏) và niệm lậu (念漏).

            Kinh Tương ưng đề cập ba lậu hoặc: “Này Hiền giả, có ba ô nhiễm này: dục ô nhiễm, hữu ô nhiễm, vô minh ô nhiễm. Này Hiền giả, đây là ba ô nhiễm”. (Tayo me, āvuso, āsavā. Kāmāsavo, bhavāsavo, avijjāsavo - ime kho, āvuso, tayo āsavā’ti”)[1]. Dục ô nhiễm (kāmāsavo), hữu ô nhiễm (bhavāsavo), vô minh ô nhiễm (avijjāsavo) là ba pháp được đề cập trong kinh Ô nhiễm.

            Kinh Tăng chi b, tập II, phân chia năm loại lậu hoặc: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt”[2]. Theo đoạn trích này, các lậu hoặc có khả năng đưa chúng sinh đến các cõi giới như địa ngục (naraka), bàng sanh (tiryagyoni), ngạ quỷ (preta), loài người (manusya), chư thiên (deva).

Bảy pháp đoạn trừ khổ đau trong kinh Nhất thiết lậu hoặc

 Kinh Nhất thiết lậu hoặc (Sabbāsavasutta, Trung b) nói đến bảy phương pháp giúp đoạn trừ phiền não khổ đau. Bản kinh nói rằng, với n tác ý (yoniso manasikāra), các lậu hoặc chưa sinh không được sinh, các lậu hoặc đã sinh sẽ được đoạn trừ:“Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.”[3].

- Tri kiến đoạn trừ. Khi có một phiền não, lậu hoặc nào khởi lên trong tâm, có thể dùng tri kiến để đoạn trừ. Tri kiến ở đây được hiểu là chánh tri kiến, thấy rõ được vô thường, Tứ đế, vô ngã, nhận biết các pháp một cách chân thật đúng đắn như nó là. Khi tâm khởi lên các pháp bất thiện như tham, dùng tri kiến để thấy biết nó là pháp tham, nguyên nhân sinh khởi của nó, không bị nó lôi kéo, xúi giục, để từ đó thấy rõ những tác động của nó đến thân và tâm.

Đức Phật dạy phải như lý tác ý để trừ diệt khổ đau. Hành giả cần tác ý về Tứ đế, tức là tác ý về khổ, nguyên nhân của khổ, sự đoạn diệt khổ, và con đường đưa đến đoạn diệt khổ. Nhờ tác ý chơn chánh như vậy, ba kiết sử là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ được đoạn trừ. Như vậy những pháp nào thuộc ác pháp như tham, sân, si, ngã mạn, tài, sắc, danh, thực, thuỳ, v.v. chúng ta không nên tác ý, hướng tâm; mà chỉ tác ý đến những pháp thiện, pháp đoạn trừ tham, sân, si...

 Trong Tích truyện Pháp cú có kể câu chuyện về thanh niên Cittahattha. Vị này đến tnh xá xin thức ăn và nghĩ rằng dù có lao động cũng không được thức ăn ngon, trong khi ở đây có thức ăn ngon, do đó anh ta quyết định xuất gia. Nhưng sau khi xuất gia, được đầy đủ vật thực, anh ta lại chán đời sống xuất gia và hoàn tục. Và Cittahattha xuất gia, hoàn tục đến bảy lần. Nhưng lần cuối cùng khi thấy vợ nằm ngủ với những bất hảo tướng hiện lên, Cittahattha nhận ra sự vô thường và đau khổ, sau đó tu tập nghiêm mật và chứng đắc A-la-hán. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được những khổ đau, phiền não do ta hiểu sai, do cách nhìn chưa đúng đắn nên nghĩ khổ là vui, thấy uế là tịnh và rồi say sưa trong ngũ dục lạc.

- Phòng hộ để đoạn trừ lậu hoặc. Kinh Nhất thiết lậu hoặc dạy: “Ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Vị ấy như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗi mũi... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.”[4].

Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì ba độc khởi lên trong tâm, đưa đến sự phát sinh dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Vì thế, có những phiền não cần phải có sự phòng hộ, phải có sự cảnh giác, chánh kiến mới có thể đoạn trừ. Ví dụ như khi có một lời nói hay hành động của người khác lôi kéo ta theo tham dục, nếu không đủ tỉnh táo, khả năng phòng hộ ta sẽ bị dắt dẫn theo con đường ác đó. Trong kinh Lăng nghiêm nói: “Sáu thứ mắt tai mũi lưỡi thân ý làm mai mối cho giặc, cướp hết gia bảo của ông. Do đây từ vô thủy, thế giới chúng sinh sinh ra ràng buộc, không thể vượt khỏi sự vật thế gian”.

- Thọ dụng để đoạn trừ lậu hoặc. Trong kinh Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục chỉ để che đậy sự trần truồng, ngăn ngừa lạnh, nóng, xúc chạm của các loài côn trùng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, đam mê, trang sức, hay tự làm đẹp mình. Chỉ là để thân này được dài lâu, để thân này khỏi bị hại thương, để hỗ trợ phạm hạnh...”.

Với Đức Phật, sự thọ dụng chỉ là mục đích hỗ trợ cho sự tu tập, duy trì sắc thân chứ không phải hưởng thụ vị ngon, để có khoái cảm trong ăn uống. Nhờ có sự thọ dụng này mà thân thể được bảo toàn, trí lực được minh mẫn để tu tập. Nhưng việc thọ dụng phải chân chánh: "Này các Tỷ-kheo, những lậu hoặc tàn hại và nhiệt não nào có thể khởi lên do không chơn chánh thọ dụng, giờ đây, nhờ chơn chánh thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn khởi lên nữa"[5]. Nếu thọ dụng không chơn chánh, thọ dụng với sự thõa mãn của thân, của tâm, thọ dụng với sự ngã mạn, thọ dụng với sự ái luyến sẽ đưa đến lậu hoặc và khổ đau.

- Kham nhẫn để đoạn trừ lậu hoặc. Bản kinh ghi: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn những cách nói mạ lỵ, phỉ báng. Vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ”[6].

Kham nhẫn chịu đựng nóng, lạnh, đói, khát, mạ l, hãm hại… sẽ giúp những bất thiện pháp không khởi lên trong tâm, những ác pháp không có khả năng thâm nhập vào. Nhờ kham nhẫn những điều trên với tri kiến chân chánh, hành giả sẽ đoạn trừ được phiền não khổ đau, tránh đi những phiền toái ảnh hưởng đến việc tu tập.

Đoạn trừ lậu hoặc nhờ tránh né. Phật dạy: Như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng nếu đến, những bạn bè ác độc nếu giao du mà bị các vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường, vị ấy như lý giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và các bạn độc ác ấy”[7].

Tránh né ở đây là tránh xa những pháp bất thiện có thể ảnh hưởng không tốt đến thân và tâm. Và có những lậu hoặc phải nhờ sự tránh né mới có thể đoạn trừ. Ví dụ như s nguy hiểm của thú dữ, những điều nguy hiểm đến thân, tổn hại đến thân, việc giáo du với bạn xấu, v.v., tất cả những điều này cần tránh né để không phải chịu khổ đau. Còn đối với tâm, những điều nào nếu không thể dùng phòng hộ, tri kiến để đoạn trừ thì phải sử dụng phương pháp tránh né để đoạn trừ lậu hoặc.


 
 

 

Nhờ vào sự tránh né mà các ác bất thiện pháp không có cơ hội khởi lên làm khổ đau cho mình và người. Khi đó vai trò của giới bổn được nâng cao, không hại mình và người, giữ tâm từ bi với chúng sinh, làm thiện tâm khởi sinh, tránh né được những phiền toái, hệ luỵ không đáng có trong quá trình tu tập diệt trừ khổ đau.

- Trừ diệt để đoạn trừ lậu hoặc. Phật dạy: Như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy); không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy); không chấp nhận các ác, bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại”[8].

Để diệt trừ các bất thiện pháp khởi lên, chúng ta phải dùng pháp trừ diệt nó, bằng cách từ bỏ, diệt tận, không chấp nhận, không để những pháp ác khởi lên. Chẳng hạn không để tham dục, sân hận, đố kỵ… khởi lên trong tâm mà phải diệt trừ chúng. Do đó, để trừ diệt các pháp bất thiện khởi lên trong tâm hành giả phải tu tập thiền định, thiền tuệ để chú tâm quan sát sự vận hành của tâm, theo dõi và quán chiếu các bất thiện pháp một cách liên tục để các bất thiện pháp không khởi sinh.

Tu tập để đoạn trừ lậu hoặc. Tu tập ở đây là: Tu tập Niệm giác chi, Niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập Trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập Tinh tấn giác chi... tu tập Hỷ giác chi... tu tập Khinh an giác chi... tu tập Định giác chi... tu tập Xả giác chi, Xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ”[9].

Nhờ vào tu tập Thất giác chi (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả) chuyên sâu, hành giả chuyển hóa những tâm hành bất thiện, giải quyết tận gốc các vấn đề lậu hoặc, phiền não khổ đau.

Bảy pháp đoạn trừ lậu hoặc là những phương pháp thiết thực, hữu hiệu giúp cho người tu tập thoát khỏi đau khổ. Mặc dù bảy phương pháp khác nhau, nhưng tùy trường hợp, hành giả có thể sử dụng nhiều phương pháp cùng lúc để đạt được kết quả tốt nhất.

 


 

[1] S.iv, 256. Tương ưng Jambukhādaka (jambukhādakasaṃyuttaṃ); kinh Ô nhiễm (āsavapañhāsuttaṃ).

[2] Thích Minh Châu dịch, kinh Tăng chi bộ, tập II, VI. Đại phẩm, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.140.

[3] Thích Minh Châu dịch, kinh Trung bộ, kinh Tất cả lậu hoặc, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.25.

[4] d., tr28.

[5] d., tr.29.

[6] d., tr.29.

[7] d., tr.29.

[8] d., tr.29.

[9] d., tr.30.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác