Học hạnh tri ân báo ân từ Đức Thế Tôn
HỌC HẠNH TRI ÂN BÁO ÂN TỪ ĐỨC TH
HỌC HẠNH TRI ÂN BÁO ÂN TỪ ĐỨC THẾ TÔN
Tỳ-kheo Đạo Nhãn
DẪN NHẬP
Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cây Bồ-đề, Ngài nhìn chăm chú không nháy mắt
để tri ân cây Bồ-đề đã từng che nắng mưa cho Ngài trong thời gian chiến đấu ác
ma (māra), thành Bậc Chánh giác. Đức Phật tri ân hai vị thầy đã chỉ dẫn
Ngài chứng được tầng thiền Vô sở hữu xứ (Ākiñcañña āyatana) và Phi
tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānasañña āyatana), Ngài kính trọng nhưng
không ở lại cảnh thiền Vô sắc giới (Arūpadhātu) nên rời bỏ, để tiếp tục
tìm cầu chân lý giải thoát, hoằng hóa cho chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề (Jambudīpa),
trong đó có hai vị đạo sĩ đầu tiên. Chính đây là hạnh báo ân mà Đức Thế Tôn đã
để lại cho thế nhân học tập và hành trì.
Tri ân (kataññutā) báo ân (katavedī) là hạnh lành của tâm, tâm sở
đẹp (sobhana). Kataññutā là biết ơn từ việc thọ ân Tam bảo, cha
mẹ, đàn việt, tổ quốc và chúng sinh hay ân giáo dưỡng giới thân huệ mạng của các
bậc ân sư; katavedī là thể hiện lòng biết ơn đó qua lời nói và hành động.
HẠNH TRI ÂN CỦA ĐỨC THIỆN THỆ
1. Tri ân cây Bồ-đề
(bodhikataññutā)
Vào tuần thứ hai sau khi
Đức
Thế Tôn giác ngộ, Ngài đã đứng
nhìn không nháy mắt (animisa)
để tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với
về tòa kim cương (vajrāsana) và
cây
Bồ-đề
khoảng 14 sải tay,
đã che mưa nắng cho Ngài trong suốt thời gian chiến thắng ác ma để thành
Bậc
Chánh
giác.
Ngày nay, hàng Phật tử thế giới noi gương tri ân của Ngài đã bày tỏ lòng tôn
kính cây
Bồ-đề
gốc và các cây con.
Đây là một bài học luân lý đạo đức quan trọng mà
Đức
Như Lai
đã dạy cho chúng sinh quán chiếu tu tập, uống nước nhớ nguồn, ăn
quả
nhớ kẻ trồng cây, hạnh biết ơn sinh muôn công đức lành.
2.
Hạnh nhất tự vi sư bán tự vi sư của
Đức
Như Lai
-
Chứng
Tam
thiền
Vô
sắc từ đạo sĩ Ālāra Kālāma
Như một ẩn sĩ đi tìm chân lý an tịnh cao thượng thiêng liêng, Ngài đã tìm đến
thọ giáo với đạo sĩ Ālāra Kālāma ưu tú.
Không
bao lâu,
Sa-môn
Gotama đã thấu triệt, thành tựu được những gì Ālāra Kālāma đã sống và đạt
được với trí tuệ trực giác với tầng thiền thứ ba, Vô sở hữu xứ,
“cảnh giới không có gì” sau khi vượt qua Thức vô biên xứ (viññāṇañca āyatana)
một cách hoàn toàn, nhưng không chứng ngộ được chân lý tối thượng mà Ngài hằng
mong mỏi.
Đức Thế Tôn đã tự nỗ lực học đạo bằng năm lực (pañca balāni) với Ālāra
Kālāma, không dựa vào một thần lực hay hóa thân đấng tối cao nào: “Không phải
chỉ là Ālāra Kālāma có lòng tin (saddhā), niệm (sati),
định (samādhi), tuệ (paññā), Ta cũng có lòng tin,
niệm, định, tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng (viriya) chứng cho được
pháp mà Ālāra Kālāma, sau khi tự tu, tự chứng, tự đạt đã tuyên bố. Rồi các
Tỷ-kheo,
không bao lâu, Ta tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú”[4].
-
Chứng
Tứ
thiền
Vô
sắc từ đạo sĩ Uddaka Rāmaputta
Sau khi rời khỏi Ālāra Kālāma,
Sa-môn
Gotama đã đến đạo sĩ Uddaka Rāmaputta tìm cầu pháp chí thiện vô thượng tối thắng
an tịnh. Không bao lâu, Ngài đã thấu triệt giáo lý và chứng đắc
Bát
thiền Vô sắc giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
không còn tri giác nhận thức (n'eva saññā) và cũng không có không tri
giác nhận thức (n'asañña),
là tầng thiền cao nhất thế gian trong tam giới, tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế
nhị đến nỗi không thể biết tâm có còn tồn tại hay không. Những gì Uddaka
Rāmaputta đã tự tri, tự chứng, tự đạt và và an trú pháp này,
Đức
Gotama cũng đã thành tựu pháp ấy và được thầy
của
mình đặt ngang hàng,
thỉnh cầu chăm sóc hội chúng
của ông.
-
Hạnh kính nhi viễn chi
Cho dù đạo sĩ Ālāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta không có tâm
ganh tỵ, tật đố
(issā) lấy làm hoan hỷ và đặt
Sa-môn
Gotama lên ngang hàng với mình, thỉnh cầu cùng nhau dẫn dắt nhóm đồ chúng này,
nhưng Ngài suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an
tịnh, thượng trí, giác ngộ,
Niết-bàn,
mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ".
Chí nguyện xuất gia của của Ngài không phải vì dẫn dắt nhóm đồ chúng này mà tự
mình chưa liễu ngộ chân lý tối thượng, thì không khác nào người mù dẫn dắt người
mù, nên Ngài không đi theo pháp này và từ bỏ ra đi. Đây là hạnh viễn ly, vẫn tôn
trọng, không quên ân của hai vị đạo sĩ đã hướng dẫn Ngài chứng ngộ hai tầng
thiền
Vô
sắc cao nhất, nhưng không trụ vào cảnh giới này, đó là kính nhi viễn chi.
-
Tri ân báo ân đến hai vị đạo sĩ
Sau khi rời bỏ hai vị đạo sĩ,
Đức
Thiện Thệ
đã thấy rõ định lý
Y
tánh duyên khởi pháp (Idappaccayatā paṭiccasamuppāda),
không ai có đủ khả năng để hướng dẫn Ngài thành tựu giải thoát vì chưa thoát
khỏi vô minh.
Chân
lý và sự an tịnh chỉ tìm thấy được ở bên trong chúng ta:
“Ta tự biết rõ sự nguy hại của cái bị sinh,
già, bệnh, chết, sầu, nhiễm ô tìm cầu cái không sinh,
già, bệnh, chết, sầu, không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách,
Niết-bàn
và đã chứng được chúng. Và tri kiến khởi lên nơi
Ngài,
sự giải thoát không bị dao động, đây là đời sống cuối cùng, không còn sự tái sinh
nữa”.
Ngài bỏ khổ hạnh và tu thiền, chứng
sơ
thiền đến
tứ
thiền, rồi phát triển thiền tuệ (paññā bhāvanā) chứng được tam minh[7];
tuệ tri (pajānāti) như thật khổ và các lậu hoặc, thoát khỏi tam lậu[8].
Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: “Sinh
đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái
này nữa”[9].
Sau khi chứng ngộ Chánh giác,
Ngài
đã nghĩ đến báo ân hai vị đạo sĩ đầu tiên, nhưng cả hai vị đều đã mất.
3. Báo ân phụ mẫu
-
vị thầy đầu tiên trong đời
-
Khất thực báo ân phụ hoàng Suddhodana
Sau khi giác ngộ,
Đức
Thế Tôn trở về hoàng cung hóa độ phụ hoàng Suddhodana và hoàng thân quốc thích
trong tinh thần báo ân.
Nối dòng dõi
Chánh
pháp Như Lai,
Đức
Phật và chư Tăng trì bình khất thực về thành Kapilavatthu để hóa độ.
Khi
vua cha nghĩ
rằng việc khất thực như vậy
làm nhục hoàng tộc,
Đức Phật
đã
khuyên như sau:
Nỗ lực, chớ phóng dật!
Hãy sống theo chánh hạnh (khất thực);
Người chánh hạnh hưởng lạc
Cả đời này, đời sau.
(Lokavagga-13, Dhp.168)
Vua Suddhodana tỏ ngộ chánh kiến, đắc quả Tu-đà-hoàn (Sotāpanna)
và thỉnh
Ngài
về hoàng cung trai tăng.
Đức
Thế Tôn chúc phúc:
Hãy khéo sống chánh hạnh
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc
Cả đời này, đời sau.
(Lokavagga-13, Dhp.169)
Nghe xong
nhà
vua đắc quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī)
và di mẫu Mahāpajāpatī Gotamī đắc quả
Tu-đà-hoàn.
Khi
Thái
tử tu khổ hạnh, có người đồn
Ngài
đã chết nhưng vua nhất định không tin,
Đức
Phật
nhân đó
kể chuyện tiền thân Dhammapāla Jātaka (Pháp hộ, Túc sinh truyện,
số 447), nói về chánh tín của vua dù có người đồn đống xương của con mình đã
chết.
Nghe
xong thời Pháp thoại này, vua đắc quả A-na-hàm (Anāgāmī).
Trong lúc hấp hối, vua lại được nghe
Đức
Phật thuyết pháp đắc quả
A-la-hán,
hưởng quả phúc trong bảy ngày.
Sau
đó vua Suddhodana băng hà, khi
Đức
Phật bốn mươi tuổi.
-
Thuyết Abhidhamma báo ân mẫu hậu Māyā ở Tāvatiṃsa
Vào mùa an cư kiết hạ thứ bảy sau khi thành
Bậc
Chánh
giác,
Đức
Phật
Gotama đã lên cung trời Tāvatiṃsa,
nơi vua trời Sakka và chư thiên cư ngụ. Đức Phật đã an tọa tại
tảng đá Paṇḍu-kambalasilā giữa đại chúng chư thiên để thuyết Abhidhamma
nhằm
báo đáp thâm ân mẫu hậu Māyā (là vị thiên nam Santussita) và chư thiên ở
đây.
Tạng Abhidhamma gồm bảy bộ:
Dhammasaṅganī
-
bộ
Pháp tụ nói về thiện pháp, bất thiện pháp và vô ký pháp (abyakata),
Vibhaṅga
-
bộ
Phân
tích,
Dhātukathā
-
bộ
Giới
luận
(Chất
ngữ), Puggala paññatti
-
bộ
Nhân
thi thiết luận
(Nhân
chế định), Kathāvatthu
-
bộ
Luận
sự,
Yamaka
-
bộ
Song
đối,
Paṭṭhāna - bộ
Duyên
hệ
(Phát thú luận).
HẠNH TRI ÂN CỦA TÔN GIẢ SĀRIPUTTA
Tôn giả Xá-lợi-phất
là một
Bà-la-môn
giàu nhất làng Upatissa, gần Nālanda ngày nay,
không xa thành Rājagaha,
sau khi xuất gia
đã
trở thành một tướng quân
Chánh
pháp có trí tuệ đệ nhất
vào
thời
Đức
Phật. Tôn giả có ba em trai (Cūḷa Cunda, Upasena-Vagantaputta
hoan hỷ đệ nhất, Revata-khadira thiền định đệ nhất) và ba em gái (Cālā,
Upacālā, Sīsūpacālā).
Tất cả
đều xuất gia đắc quả
A-la-hán.
Trên đường tìm đạo
giải thoát, tôn
giả vô tình gặp Trưởng
lão A-thuyết-thị (Aśvajit阿說示,
Assaji馬勝).
Thấy
gương mặt trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của
Trưởng
lão Assaji, tôn
giả liền đến gần thỉnh vấn, được
Trưởng
lão Assaji trả lời bằng bốn câu kệ về
giáo lý
Duyên khởi (paṭiccasamuppāda):
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại Sa-môn thuyết.
Nghe xong, Tôn giả Xá-lợi-phất liền liễu ngộ được
pháp Duyên khởi, chứng quả Tu-đà-hoàn và kể lại cho Tôn giả Mục-kiền-liên, con
bà Moggali ở làng Kolita. Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đều là môn đệ của du sĩ
ngoại đạo Sañjaya, nhưng chưa thoát khổ luân hồi. Rồi cả hai xin Phật xuất gia
và trở thành A-la-hán sau hai tuần trú tại
hang Sukarakhata ở Rājagaha. Về sau, Đức
Thế Tôn xác chứng Tôn giả Xá-lợi-phất là đệ nhất trí tuệ và thiền
vipassanā ở Jetavana và tôn làm Thượng thủ Chánh pháp.
Tôn giả
là vị Thượng thủ trong Tăng
đoàn. Đức hạnh và trí tuệ của Tôn giả thật siêu phàm, thế nhưng tôn giả rất
khiêm cung hạ mình, luôn nhớ ân dẫn dắt vào đạo của Trưởng lão Assaji.
Tôn giả nhớ
ân ấy suốt đời. Khi cùng ở một tinh xá, tôn giả luôn luôn đảnh lễ Trưởng lão
Assaji sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn và khi Assaji ở tăng-già-lam khác, Tôn giả
thường hướng về ngôi già-lam ấy mà đảnh lễ sau khi đảnh lễ Đức Phật.
TRI ÂN BÁO ÂN LÀ HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG
Chúng ta thường thấy
Đức
Như Lai là một
Bậc
Đại Giác
ngộ
và độ sinh trong tinh thần
đại
từ bi,
nhưng
ít ai nhận thấy Ngài còn là
Bậc
Đại tri ân (mahākataññutā) đáng cho chúng ta học hỏi, một nhân cách giáo
dục sinh động cho thế nhân qua hành động của chính Ngài
như
được thể hiện qua nhiều bài kinh như
kinh
Hạnh
phúc
(Maṅgala sutta) của Tiểu tụng, thuộc
Tiểu bộ (Khuddakanikāya).
Trong kinh Maṅgala,
Đức
Thế Tôn
nói về
38
điều hạnh phúc cho một vị trời tại tinh xá Kỳ Viên,
thành Sāvatthi,
khi
vị này
thỉnh vấn
Đức
Thế Tôn trình bày cho tất cả thiên nhân trong
Dục
giới
cách
có
được
một đời sống an lành, hạnh phúc:
Nhiều
thiên
tử và người
Suy nghĩ đến hạnh phúc,
Mong ước và đợi chờ
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên
Về hạnh phúc tối thượng.
Đức Thế Tôn dạy rằng:
Kính lễ và hạ mình
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh pháp
Là hạnh phúc tối thượng.
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ĐỂ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỮNG BỀN
Thân cận và tôn trọng các bậc thầy tổ, cha mẹ, thiện tri thức đã trao truyền
kiến thức, chỉ cho ta những lỗi lầm và khuyết điểm cần phải tu sửa, ví như người
chỉ chỗ chôn vàng được miêu tả trong kinh Pháp
cú
số 76, phẩm Hiền trí (paṇḍitavagga 6):
Nếu thấy bậc hiền trí
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy
Chỉ tốt hơn, không xấu.
Một thuở nọ, khi Đức Phật
trú ở tinh xá Jetavana, dùng thần lực thấy
Bà-la-môn
già Rādha
nghèo khổ, phụng sự chư Tăng các vật dụng cần thiết, có khả năng chứng đắc quả
A-la-hán. Ngài hỏi
có vị nào nhớ các thiện sự mà Rādha đã làm cho mình không.
Tôn giả
Xá-lợi-phất
trả lời rằng
vị này đã dâng cúng cho
tôn
giả một thìa cơm.
Đức Phật dạy tôn
giả nên giúp thí chủ thoát khỏi các phiền não kiết sử bất hạnh trong cuộc sống.
Tôn giả
Xá-lợi-phất
đã chấp thuận cho Rādha xuất gia vào Tăng đoàn và hướng dẫn vị này tu tập thiền
quán một cách nghiêm ngặt. Vài
ngày sau, vị Tỷ-kheo
già đã chứng quả vị A-la-hán. Đức Phật khuyên bảo một
Tỷ-kheo
nên gần gũi, tiếp thu sự hướng dẫn giống như
Tỷ-kheo
Rādha và không nên tức giận, sân hận, phẫn nộ khi bị khiển trách vì bất kỳ lỗi
lầm hay khuyết điểm nào.
Giáo
thọ
sư là những vị trực tiếp uốn nắn, chấn chỉnh giúp Tăng Ni sinh tiến tu thân khẩu
ý, oai nghi tế hạnh và hoàn thiện nhân cách bằng pháp học, pháp hành và pháp
thành (paṭivedha). Vai trò của người thầy tâm linh rất quan trọng.
Họ cần
phải sống trong chánh niệm, tỉnh giác trên thân thọ tâm pháp, thấy rõ thiện ác,
pháp sinh diệt, không chỉ lý thuyết suông trong môi trường giáo dục, mà phải
hành trì nếp sống thiền môn, xa lìa tham ái nhiễm ô.
Tôn sư trọng đạo
là
nét văn hóa đẹp của dân tộc ta, hiếu kính thầy tổ là hiếu kính mọi người.
Người học Phật cần
thân cận thiện hữu tri thức, như trong Quy
Sơn
cảnh
sách
có dạy:
遠行要假良朋,
數數清於耳目,
住止必須擇伴,
時時聞於未聞,
故云:
‘生我者父母,成我者朋友’。親附善者,
如霧露中行,
雖不濕衣,
時時有潤。狎習惡者,
長惡知見,
曉夕造惡,即目交報,
歿後沉淪,
一失人身萬刼不復。
(Đi xa cần nương bạn tốt, thường thanh lọc tai mắt, cư trú cần phải chọn bạn,
thường luôn nghe những điều chưa nghe, cho nên nói: “Sinh ta là cha mẹ, giúp
ta thành là bạn bè”. Gần gũi người lành như đi trong sương mù, tuy không ướt
áo nhưng luôn luôn thấm nhuần; còn thân cận kẻ ác thì ác tri kiến tăng trưởng,
sớm tối làm ác, chịu quả báo trước mắt, sau khi chết sa vào cảnh khổ (trầm
luân), một khi mất thân người thì vạn kiếp không trở lại).
KẾT LUẬN
Đức
Phật luôn khuyến khích đệ tử làm các điều thiện, phát huy những tâm sở đẹp.
Tri
ân báo ân là thiện tâm.
Chính
Đức
Thế Tôn đã hành trì
hạnh này,
như báo ân phụ mẫu, thuyết pháp độ thánh mẫu Māyā ở cung trời Đao-lợi,
độ phụ hoàng lúc lâm chung,
và thể hiện lòng tri ân đối với
hai đạo sĩ Ālāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta… Hàng đệ tử của Ngài cũng vậy, như
Tôn
giả
Xá-lợi-phất
tri ân vị thầy gặp đầu tiên là Assaji.
Giáo dục Phật giáo là giáo dục chuyển hóa từ ác tâm thành thiện tâm, từ bất kính
vô ơn thành tôn trọng tri ân báo ân, không còn kiêu ngạo,
ngã mạn.
Thân ngũ uẩn này của chúng ta đang có, dù trực tiếp hay gián tiếp đều thọ tứ ân
mà ra. Nhờ ân Tam bảo mà
chúng
ta thấy rõ pháp sinh diệt đoạn trừ phiền não tham sân. Nhờ ân cha mẹ,
thầy
tổ, thiện hữu tri thức sinh thành dưỡng dục mà thành nhân thấy rõ chánh đạo. Nhờ
ân
Tổ
quốc bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống. Nhờ ân chúng sinh,
đàn việt giúp ta vượt qua chông gai khó khăn cản trở trong nhu cầu cần thiết.
Vì vậy, tri ân, báo ân thầy tổ đối với người học Phật là vô cùng quan trọng. Mỗi
cá nhân phải gần gũi thầy tốt bạn hiền để được khai mở tuệ giác, sống với chánh
niệm, tỉnh giác trong lục hòa cộng trụ, báo đáp thâm ân chư Phật như kệ Pháp
cú số 332, phẩm
Voi
(nāgavagga) có dạy:
Vui thay, hiếu kính mẹ (matteyyatā)
Vui thay, hiếu kính cha (petteyyatā),
Vui thay, kính Sa-môn
Vui thay, kính Hiền
thánh
(chư Phật, A-la-hán).