Ánh sáng và bóng tối

anh sang va bong toi

Ts Huệ Dân

 

Sự tồn tại của bóng tối là sự vắng mặt hiện thực của ánh sáng. Ánh sáng và Bóng tối  luôn gắn liền với đời sống con người. Quá trình thay đổi giữa Ánh sáng và Bóng tối hay giữa ngày và đêm đã tạo thành một nhịp điệu trong cuộc sống của nhân loại qua chữ mọc lên, lặn xuống hay thức dậy, đi ngủ của mặt trời, mặt trăng và những vì sao…

Nếu dùng chữ Bình minh tượng trưng cho sự bắt đầu của buổi sáng, thì ý  nghĩa chữ này, cùng một lúc mà mang hai hành động thấy cũng hay. Bởi vì  nó là giao điểm giữa sự kết thúc của màn đêm và sự khởi đầu của những tia nắng rạng đông. Hoàng hôn là chữ phản nghĩa của Bình minh.

Trong ý nghĩa chung người ta thường gọi những phần ánh sáng cuối cùng còn lại của Mặt Trời sau khi lặn đang chấm dứt ở phía dưới đường chân trời, để nhường lại cho sự khởi đầu của ngày trở thành đêm là Hoàng hôn.

Bình minh và Hoàng hôn là hai thế giới khác nhau trong thiên nhiên nhưng chúng không bao giờ tách rời. Cả hai đều liên kết chung trong một quá trình biến đổi nối tiếp để duy trì nhịp sống thăng bằng về mặt tinh thần cũng như thể xác cho con người và vạn vật qua đặc tính chung hay riêng của chúng.

Ánh sáng và Bóng tối là biểu tượng phổ quát cơ bản góp phần xây dựng xã hội nhân loại. Thí dụ như : Nhờ vào ánh sáng rực rỡ của Bình minh mà con người gây thêm nguồn cảm hứng sinh động trước khi bước vào một ngày làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình theo nhu cầu thường nhật, hay nhờ vào lúc Mặt trời gần chìm khuất hẳn ở phía dưới đường chân trời, làm điểm báo hiệu cho con người trở về tổ ấm gia đình để tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi cho thư giãn và quên đi những ưu tư phiền muộn, đầy mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả đã trôi qua.

Bình minh và Hoàng hôn, tuy là hai lãnh vực khác nhau, đôi khi Hoàng hôn của người này nhưng lại là Bình minh của người khác, được thấy qua hình ảnh của những người làm việc theo các giờ giấc khác nhau trong một ngày hay ở những nơi khác biệt trên địa cầu… Tuy có sự  khác nhau về bản chất nhưng Bình minh và Hoàng hôn đều vẫn giống nhau ở hình của một trái banh tròn màu đỏ cam, được nhìn thấy khi mặt trời mọc và lặn và thời điểm ánh sáng của chúng mang một đặc tính chung là ít ánh sáng, nhưng rất đẹp kỳ diệu, bí ẩn, luôn thay đổi không ngừng, không như các khoảng khắc khác trong ngày.

Không có Mặt trời, Mặt trăng,Trái đất và quá trình phát triển di động riêng của chúng liên kết lại với nhau thì sẽ không có Bình minh và Hoàng hôn. Mặc dù Bình minh và Hoàng hôn không có bản tánh thực của chúng nhưng khoảng khắc lớn nằm giữa Bình minh và Hoàng hôn là một chuỗi nối tiếp riêng biệt của từng khoảnh khắc nhỏ trôi qua và lập lại theo chu kỳ thiên nhiên của chúng, đã tạo thành khái niệm cho việc tìm tòi và phát triễn của những phương thức xác định đại lượng cho việc canh đo thời gian.

Tư thời xưa người ta dùng mặt trời để ấn định thời gian, và sau này trong hệ đo lường quốc tế (Système International d'unités, viết tắt: SI) các nhà khoa học dùng đơn vị đo lường thời gian của hệ mét là giây. Ký hiệu viết tắc của giây là ch s.

Theo tài liệu của mạng: bipm.org/fr/si/. Phần nói v  ý nghĩa và ứng dụng của Đơn vị đo độ dài (Unité de longueur (mètre)). Trang nói về  hệ đo lường quốc tế  SI, đoạn 2.1.1.1 (Brochure sur le SI, section 2.1.1.1) có ghi :

Le mètre est la longueur du trajet parcouru dans le vide par la lumière pendant une durée de 1/299 792 458 de seconde.

Mét được định nghĩa là một độ dài bằng chiều dài quãng đường mà ánh sáng đi qua chân không trong 1/ 299792458  giây.

Il en resulte que la vitesse de la lumière dans le vide est égale à 299 792 458 mètres par seconde exactement, co = 299 792 458 m/s.

Kết quả cho thấy rằng tốc độ của ánh sáng trong chân không là bằng 299.792.458 mét trong mỗi giây một cách chính xác, co = 299.792.458 m / s.

Le symbole co (ou parfois simplement c) est le symbole conventionnel pour la vitesse de la lumière dans le vide.

Ký hiệu co (hoặc đôi khi chỉ thấy viết đơn giản là ch c) là ký hiệu quy ước dùng cho tốc độ của ánh sáng trong chân không.

Le prototype international du mètre originel, qui fut approuvé par la 1re CGPM en 1889, est toujours conservé au BIPM dans les conditions fixées en 1889.

Nguyên mẫu quốc tế về nguyên thủy của mét, đã được phê duyệt bởi CGPM 1 trong năm 1889, vẫn còn giữ tại BIPM theo điều kiện quy định vào năm 1889.

Chữ mét ký hiệu của nó là chữ m được viết từ chữ metron trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là  đo lường.

Cùng nguồn phần nói về đơn vị của thời gian (giây) (Unité de temps (seconde)), Trang nói về  hệ đo lường quốc tế  SI, đoạn 2.1.1.3 (Brochure sur le SI, section 2.1.1.3) có ghi:

La seconde est la durée de 9 192 631 770 périodes de la radiation correspondant à la transition entre les deux niveaux hyperfins de l'état fondamental de l'atome de césium 133.

Giây được định nghĩa là khoảng thời gian bằng tổng của 9192631770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển giữa hai mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử Cesi-133.

Il en résulte que la fréquence de la transition hyperfine de l'état fondamental de l'atome de césium est égale à 9 192 631 770 hertz exactement, ν(hfs Cs) = 9 192 631 770 Hz.

Kết quả cho thấy rằng tần số của quá trình chuyển đổi siêu tinh tế của trạng thái cơ bản của nguyên tử cesium là bằng 9192631770 Hz  một cách chính xác,  ν(HFS Cs) = 9192631770 Hz.

Lors de sa session de 1997, le Comité international a confirmé que :

Tại cuộc họp năm 1997, Hội đồng quốc tế khẳng định rằng:

Cette définition se réfère à un atome de césium au repos, à une température de 0 K. Định nghĩa này đề cập đến một nguyên tử cesium trong trạng nghỉ với nhiệt độ là 0 K…

Nếu quý bạn nào đang học vật lý hay thích nghiên cứu về vật lý thì vào mạng này có nhiều tài liệu tham khảo rất hay, được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Những gì chúng ta gọi là " Ánh sáng tự nhiên" trong đời sống mỗi ngày là một phần nhỏ của bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường, từ 380 nanomètre (màu tím) và 780 nanomètre (màu đỏ) phát ra từ Mặt trời.

Hầu như ai cũng đều biết:" Nếu không có ánh nắng mặt trời, thì trái đất sẽ trở thành một tảng đá đông lạnh trong không gian". Mặt trời không chỉ phát ra ánh sáng trắng hay ánh sáng có thể nhìn thấy được, mà nó còn phát ra những bức xạ khác trong quang phổ điện từ, được biết như các bức xạ hồng ngoại hay những tia cực tím… Mặt Trời được xem như một quả cầu lửa khổng lồ không ngừng chuyển đổi năng lượng hạt nhân của nó trở thành nguồn năng lượng ánh sáng.

Tất cả cuộc sống trên trái đất này đều tùy thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào Mặt trời. Nơi nào có ánh nắng mặt trời thì sự sống ở đó trở nên sinh động. Thực phẩm của chúng ta dùng thường ngày có được cũng chỉ nhờ vào ánh sáng mặt trời làm cho cây cối xanh tốt.

Mỗi ngày mặt trời đều mọc và lặn nhưng không chỉ dừng lại ở s phân biệt giữa Ngày và Đêm hay ở phần năng lực tăng thêm sức sống cho cây cỏ, động vật và con người, mà nó còn trở thành biểu tượng được người ta tôn thờ qua nhiều hình thức khác nhau trong mỗi nền văn hóa.

Sự tuần hoàn của Ánh sáng và Bóng tối trong chu thay đổi giữa Ngày và Đêm đã tạo ra những khái niệm giúp cho con người hiểu biết về sự biến đổi thực tế giữa chủ thể và đối tượng, giữa bản gốc và đại diện bằng sự so sánh ý nghĩa trái ngược nhau để làm định hướng thích nghi cho lối sống của mình. Thí dụ : Chống lại sự mờ đục là sự kiện đương đầu với bóng tối, và hành động thanh lọc trở thành biểu tượng cho sự làm trong sáng.

Nếu Ánh sáng được xem như là Trí tuệ và Bóng tối được dùng làm nghĩa cho Vô minh trong tinh thần Phật học, thì hãy thử nghiệm xem những lời của Đức Phật dạy trong Kinh Di Giáo như sau:

“Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở ta ra khỏi biển sanh lão bịnh tử; cũng là ngọn đèn chói sáng xua tan vô minh hắc ám, là liều thuốc chữa bịnh tham sân si, là chiếc búa chặt đứt phiền não. Vậy các ngươi phải văn huệ, tư huệ, tu huệ và hành trì tinh tấn để tự tăng trưởng trí tuệ”.

Nếu Trí tuệ được xem như là Ánh sáng rọi cho mọi người thấy được chân lý, nhận ra lẽ thật, thì Trí tuệ đó từ đâu mà có?  Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:

“Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.

Chỉ có ta làm ta tránh được điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.

Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.

Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.

Như  vậy Đức Phật muốn nói :" Shiểu biết sai lầm sẽ khiến cho con người t rơi vào đau khổ của tội lỗi. Một shiểu biết có nhận thức rõ ràng giữa đúng và sai hay giữa thiện và ác, sẽ giúp con người tự thoát ra khỏi vòng đau khổ, tội lỗi của chính mình." Ngài cũng muốn nhắc rằng, con người phải làm chủ lấy vận mạng của mình. Vì mê lầm mà chính mình tự tạo ra một thần linh với niềm hy vọng được sự cứu rồi hay phù h. Cuối cùng mình phải làm nô lệ cho thần vị thần linh ảo tưởng này mà vận mạng của do chính mình tạo ra vẫn không bao giờ thay đổi.

Trong Phật học Trí tuệ là một khái niệm rất quan trọng và có nhiều cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái. Trí tuệ không phải là một sự vận hành bình thường của tri thức mà là kết quả của một sự rèn luyện chuyên cần của tâm thức. Đặc tính của Trí tuệ là trong sáng, rạng ngời. Vai trò của Trí tuệ là nó có khả năng giúp, nhìn thấy hay quán nhận được bản thể đích thực và tối hậu của mọi hiện tượng và thực hiện được tất cả những gì nên làm và cần phải làm. Ngoài ra Trí tuệ cũng là một phương cách tu tập để giúp cho một vị Bồ tát trở thành một vị Phật.

 

 

Thanh niên TPHCM đốt nến trong đêm phát động Giờ Trái đất 2011

 

Nguồn: Hoằng Pháp 33
 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle