Tân Vật Lý và Vũ Trụ Luận

tan vat ly

Nhà vật học thiên tài người Đức, Albert Einstein, vào đầu thế kỷ 20 đã có một nhận xét khá đặc biệt về Phật giáo: “If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism riqires no revision to keep it up to date with recent scientific fidings. Buddhism needs no surrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science.” Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại mình để cập nhật với những khám phá gần đây của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm khoa học cũng như vượt qua khoa học.

 

 

Việc ông dành cho Phật giáo một vị trí nổi bật như vậy giữa tất cả các tôn giáo đang mặt trên thế giới, xuất phát từ niềm thao thức đi tìm một đạo giá trị phổ biến, bao quát cả đời sống thiên nhiên lẫn tinh thần, để xây dựng một cuộc sống an lạc đầy ý nghĩa trên hành tinh này, trong bối cảnh khoa học đang có những khám phá mới làm thay đổi các quan điểm cũ mà một thời từng được xem như những chân lý tuyệt đối.


                                                                  

Trên mặt vi mô, vật lý học lượng tử đối mặt với những khám phá mới liên hệ tất yếu đến vai trò của dụng cụ quan sát trong việc quyết định các tính chất ánh sáng, như lưỡng tính sóng

hạt (wave partile duality), tính ngẫu nhiên khách quan của các sự kiện lượng tử (objective randomness of quantum events – Những sự kiện lượng tử vô thủy), tính phi định xứ của hạt (nonlocality), tính liên kết giữa nhiều hạt (multiparticle entanglement) v.v…

 

 

Trên mặt mô, thiên văn học mở ra cho con người thấy một vũ trụ mới mẻ, sinh động bao la. Vũ trụ không phải chỉ có một hệ mặt trời, một dải ngân hà được xếp đặt trong một trật tự cố định, thực tế, dưới những ống kính thiên văn công suất lớn, và dưới cái nhìn của thuyết Big Bang, vũ trụ hiện ra kỳ diệu, bao la với số hệ mặt trời, số thiên đang trong quá trình hình thành và hủy diệt không ngừng.

 

 

Những khám phá mới mẻ này một mặt làm đảo lộn các giá trị cổ điển trong hệ thống vật lý học Newton và các quan điểm vật khác trước đó. Mặt khác, lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, nó xóa tan lằn ranh ngăn cách giữa dụng cụ quan sát với đối tượng, nghĩa là giữa chủ thể và khách thể. Khách thể không còn là một sự vật độc lập ngoài chủ thể và ngược lại. Chính điều này làm người ta thấy nội dung những khám phá khoa học mới mẻ ấy ảnh hiện thấp thoáng trong giáo lý Phật giáo, một giáo lý đặt cơ sở trên nguyên lý duyên khởi (pratītyasamutpāda), gồm nhiều điều do chính đức Phật tuyên thuyết cách đây trên hai ngàn rưỡi năm, hay những hệ tưởng được các bộ phái hình thành về sau.


 

Người ta thể tìm thấy nội dung tương đồng giữa những khái niệm mới mẻ trong khoa học lượng tử với những khái niệm căn bản của Phật giáo, chẳng hạn khái niệm lưỡng tính sóng hạt với Duy Thức (vijnaptimatra) trong kinh Phạm Võng đức Phật trình bày một cách cụ thể: Tayidam, bikkhave, Tathāgata pajānāti: ime ditthitthānā ‘ti tanca Tathāgato pajānāti tato ca uttaritaram pajānāti.”

 

 

“Này các Tỷ-kheo, Như Lai biết điều này: “Rằng những quan điểm này được nắm bắt như vậy, được chấp trước như vậy, sẽ hình thành những đường đi như vậy, những định mệnh như vậy.” Như Lai biết điều y, Như Lai còn biết nhiều hơn điều ấy nữa.”

 

 

Hay tính ngẫu nhiên khách quan của các sự kiện lượng tử với khái niệm vô thủy trong Phật giáo: “Purimā koti na panāyati bhavatanhāya – io pubbe bhavatanhā nāhosi atha pacchā sambhavīti, eancetam vuccati. Atha ca pana pannayati – īdaccayā bhavatanhā (Anguttara X. 61-62 Āhāra): Không thể biết điểm tối của hữu ái để nói rằng trước điểm đó không có hữu ái, sau này mới xuất hiện. Nhưng thể biết được rằng do duyên cái này mà có hữu ái.

 

 

Tính phi định xứ với khái niệm vô ngã (nairātmya) hoặc tánh không (sūnyatā); Tính liên kết giữa nhiều hạt với khái niệm trùng trùng duyên khởi.

 

 

Tính chất quan trọng nhất trong các nội dung tương đồng này là sự tương quan giữa dụng cụ quan sát đối tượng, giữa chủ


 

thể và khách thể, mà khoa học mô tả bằng khái niệm “lưỡng tính sóng hạt”, còn Phật giáo thì bằng khái niệm “duy thức”

– Vũ trụ được định hình do Thức Căn, tức nghiệp của chúng sinh. Tính chất này mở đường cho tính nhân văn trong khoa học. Khoa học không những phải trách nhiệm đạo đức trong cách nghiên cứu của mình, mà còn có thể khám phá ra những cơ sở khoa học của nền đạo đức ấy cho thế giới. Phương pháp luận về giải thoát đặt nền móng trên tưởng Tánh Không và Duy Thức của Phật giáo hứa hẹn cho những nghiên cứu của khoa học trong phương diện này? Albert Einstein đã thấy gì khi ông nói:

 

 

“The religion of the future will be a cosmic religion. It would trascend a person God and avoid dogmas and Theology. Covering both the natural and spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism ansers this description.” Tôn giáo tương lai sẽ một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên một đấng thần linh, không còn giáo điều, và thần học. Bao quát cả tự nhiên và tinh thần, tôn giáo ấy phải đặt nền móng trên một ý thức đạo lý khởi lên từ cái kinh nghiệm thấy toàn thể mọi vật, tự nhiên tinh thần, một thể thống nhất đầy ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng điều kiện này”.

 

 

Những vấn đề nêu trên là những đề tài được thảo luận chi tiết và thẳng thắn giữa các nhà khoa học hàng đầu trong vật học lượng tử trụ học với đức Đạt-lai Lạt-ma cùng các phụ tá của ngài. Cuộc đối thoại này giữa các nhà đại diện cho Khoa học Phật giáo diễn ra tại Dharamsala, thủ phủ của Phật giáo


 

Tây Tạng đã được Arthur Zajonc ghi lại trong cuốn “The new physics and Cosmology, Dialogues with the Dalai Lama”.

 

 

Phật tử Pháp Hiền duyên tiếp xúc với cuốn sách trên, đã dịch ra tiếng Việt. Làm việc y, trước hết anh muốn san sẻ niềm vui hiểu biết của mình với những ai quan tâm đến Khoa học cũng như Phật giáo. Thứ nữa, trong cương vị một người Phật tử, bằng niềm tin chân chánh, anh muốn góp phần vào việc hoằng pháp lợi sanh. Dịch xong, anh ngỏ ý nhờ chúng tôi viết lời tựa cho dịch phẩm của mình. Thể theo chỗ thân tình, chúng tôi mạo muội viết đôi lời trân trọng giới thiệu dịch phẩm của anh với độc giả. Mong rằng tâm nguyện của anh sẽ được như ý.

 

 

Tayidam,   bikkhave,  Tathāgata   pajānāti:   ime   ditthitthānā evam gahitā evam prāmatthā evam gatikā bhavanti evam abhisamparāyā ‘titanca Tathāgato pajānāti tato ca uttaritaram pajānāti;  tanca  pajānanam  na  paramasati,  aparāmasato cassa  paccattann  eva  nibbuti  vidtā  /  vedānam  samudayan ca atthangaman ca assādan ca ādīnavan ca nissaranan ca yathābhūtam vidittvā anupādāvimutto, tathāgato.

 

 

Ime khoti, Bikkhave, dhammā gambhirā duddassa, duranubodhā santtā panātā atakkāvacarā nipunā panditavedanīyā, ye tathāgato sayam abhinnā sacchikatvā, pavedeti yehi tathāgatassa yathābhuccam vanam sammā vadamānā vadeyyuh.

 

 

Này các Tỷ-kheo, Như Lai biết điều này: “Rằng những quan điểm này được nắm bắt như vậy, được chấp trước như vậy sẽ


 

dẫn đến những đường đi như vậy, những định mệnh như vậy.” Như Lai biết điều ấy, và Như Lai còn biết nhiều hơn điều ấy nữa. Dẫu biết điều ấy, Như Lai không chấp trước nó, và nhờ không chấp trước, Ngài cảm nhận được sự an tịnh trong nội tâm. Sau khi biết như thật sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm sự xuất ly các cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai giải thoát khỏi sự chấp thủ.

 

 

Này các Tỷ-kheo, những pháp này sâu xa, khó thấy, khó hiểu, tịch tịnh, tuyệt diệu, ngoài tầm lý luận và chỉ người có trí mới chứng nghiệm được.

 

 

Thích Nguyên Giác


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle