Sự thất bại của (hay chưa khám phá được về) nhân quả vi

su that bai

 

 

DAVID FINKELSTEIN: Rốt cuộc 100 năm sau, kỹ sư Malus khảo sát vấn đề là, có bao nhiêu photon đi qua kính phân cực này, thì chúng cũng sẽ đi qua kính phân cực khác trong một góc khác nhau. (Không ông ấy thực hiện thí nghiệm thực hay tưởng tượng, vào lúc đó, không có sự phân định nghiêm túc giữa hai sự kiện [hai kính đặt song song hoặc thẳng góc] như chúng ta làm bây giờ). Nếu hai kính được đặt song song, trên mặt tưởng, thì mọi photon đều đi qua kính phân cực đầu tiên như thế nào, thì cũng sẽ xảy ra như thế đó kính phân cực thứ hai. Nếu trong trường hợp kính phân cực là thẳng góc, thì ngài có thể thấy, không có photon nào có hình sóng đứng đi qua kính phân cực thứ hai cả.

 

 

DALAI LAMA: Có phải là không có nhiều giai đoạn chuyển biến của sự phân cực ở giữa sóng đứng và sóng ngang chăng?

 

 

DAVID FINKELSTEIN: Thật vậy, mọi định hướng của kính phân cực đều xác định một loại phân cực khác. đây người ta một nghịch dường như không phù hợp với ý tưởng về trạng thái phổ thông. Đối với mỗi một thí nghiệm, photon hành xử như thể là nó có hai trạng thái. Các photon hoặc là đi qua hoặc không. không bao giờ tách rời ra, bấy giờ, trong một ý nghĩa nào đó, ngài giải thích được hai trạng thái này ra sao do cách ngài giữ kính phân cực như thế nào, đây là sự hỗn hợp của hai trạng thái tác biệt và tương tục. Điều này là tình trạng tiêu biểu của thuyết lượng tử.

 

 

Vào khoảng năm 1800, Malus cắt đứt quan hệ với Newton về vấn đề giải các photon đi qua hai kính phân cực như thế nào. Newton dứt khoát là mình y trên những gì mà photon diễn ra thành chi tiết. Ông muốn biết photon cấu thành bản chất của nó như thế nào, trong khi đi qua kính phân cực thứ nhất, nó có đi qua tấm thứ nhì hay không. Để giải thích về hoạt động của photon, chẳng hạn, Newton sáng chế các loại máy sóng liên kết sóng kiểm tra (guide wave and pilot wave) vận hành cùng với photon để giải thích cho các vòng (vân) Newton và cho sự kiện mà những photon hoàn toàn không hành xử cùng một cách khi chúng tiếp xúc với kính phân cực. Còn Malus thì quét sạch mọi cách tư duy ấy. Ông chỉ mô tả việc thí nghiệm thôi. Khi một kính phân cực đặt ở một góc riêng và kính thứ hai được để nơi một góc khác, thì một tỉ lượng như thế của các photon đã đi qua. Mọi nghiên cứu về sự chuyển động trong thuyết lượng tử ngày hôm nay đều tuân thủ theo hình thái y. Đã có sự sai lầm qua hàng thế kỷ giữa Malus và Heisenberg, nhưng cốt yếu ta trở lại với quy luật Malus. Ta chỉ nói đến kinh nghiệm toàn diện. Ta không đặt vấn đề trạng thái của hệ thống này là gì. Chúng ta mô tả cuộc thí nghiệm mà nó được bắt đầu như thế nào kết thúc ra sao. Ta thể thêm nhiều  hơn, thêm nhiều hơn nữa những giai đoạn trung gian, nếu thấy cần. Ta chẳng quan tâm đến giới làm gì. Ta chỉ nói đến xác suất của photon khi đi qua hệ thống y. Đôi khi ta cam đoan là photon chẳng đi qua và có khi thì ngược lại. Hầu hết thời gian hồ là luôn luôn – chúng ta không nhất thiết phải ở trong một tình huống nào cả. Gần như luôn luôn, lý thuyết lượng tử không dự ngôn được kết quả của cuộc thí nghiệm cá biệt nào.

 

 

đây, David đang nhấn mạnh đến sự thất bại của vật lượng tử khi mô tả các chi tiết của cơ chế quan hệ nhân quả vi mô đưa đến những dữ kiện lượng tử cá biệt sản sinh. Lý thuyết lượng tử có thể dự ngôn những nét thống kê và đưa ra một lý giải nhân quả một chừng mực đó thôi, nhưng chưa đủ khả năng để nói lên những gì được Newton và Laplace quan sát như mục tiêu của khoa học, nghĩa là, tri thức về vị trí và vận tốc (tức trạng thái) của các hạt nằm bên dưới sự nghiên cứu. Đáng ra, vật nên rút về chỗ khiêm nhường hơn trong dự ngôn về những thành quả của các cuộc thí nghiệm theo một hướng tương tự như hướng của Malus trong sự nghiên cứu của ông về ánh sáng đi qua các kính phân cực.

 

 

Điểm tiếp đến David muốn nói điểm cùng tinh tế, mà nó là phần cốt lõi trong luận chứng của ông. Tất cả chúng ta đều nghĩ về những đặc tính thường còn của sự vật quanh ta một cách hết sức tự nhiên. Chẳng hạn, tấm kính trước mặt tôi được tạo bằng chất sodium silicate, nó nằm trên cái bàn phía tay phải của tôi, và v.v… Cho dù tôi có quan sát tấm kính ấy và đo lường đặc tính của nó đi nữa, thì cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra. Những đặc tính ấy thuộc về tấm kính hoàn toàn độc lập với sự quan sát của tôi, kể cả độc lập với chính tôi. Tuy nhiên, trong một thế giới được định nghĩa bằng vật lượng tử, thì những giả định theo cảm tính này không duy trì được bao lâu. Trạng thái ẩn của một hệ thống nào đó (chẳng hạn, tấm kính tôi đang đề cập) vốn hàm hữu hay dự ngôn thật sự một tập hợp những phép đo lường nhằm xác định thuộc tính của tấm kính kia. Những phép đo đạc ấy các thao tác thể được thể hiện bằng ma trận, như ta đã đưa ra trước đây. David đang nhấn mạnh với đức Dalai Lama về tầm quan trọng của sự dịch chuyển ngoài lối tưởng tượng của thế giới liên quan đến các trạng thái hay những đặc tính ẩn của một hệ thống nào đó và ông đề nghị lẽ ra ta nên nghĩ về thực tại yếu tính xét như là sự vận hành, những thao tác (operation), thì mới chính xác. Hơn nữa, các loại thao tác đặc thù này đều là những thao tác có đặc tính vật lý lượng tử, chúng hoàn toàn khác với những gì được khoa vật cổ điển nêu ra do vậy, các phép ma trận quen dùng để mô tả mà trên mặt toán học thì tự thân của chúng cũng đã khác biệt rồi, đúng như Heisenberg đã khám phá. Tiếp cận với những tập hợp về những thao tác sai biệt này là ta đang tiếp cận với những phương pháp luận hay những đường lối tư duy khác biệt về thế giới vậy.

 

Pháp Hiền cư sỹ dịch

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle